Lưu ý khi thi công móng nhà dân dụng
Móng nhà là nền tảng của cả công trình, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự vững chắc và duy trì tuổi thọ của ngôi nhà. Vì vậy, việc thi công móng luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm vững khi thi công móng nhà dân dụng. Cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu để có thêm những kinh nghiệm thi công hữu ích nhé!
Cách thức thi công móng nhà dân dụng
Móng nhà là gì?
Móng nhà được hiểu là bộ phận đầu tiên khi thi công công trình. Bởi vậy, móng nhà vừa có khả năng chịu lực ép từ các tầng phía trên, vừa chống lại lực đẩy ngang từ đất xung quanh. Để tăng khả năng chịu lực của móng, nhiều công trình kết hợp cả móng bê tông cốt thép và tường móng xây gạch.
Hiện nay, có 4 loại móng được thi công phổ biến,gồm móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.
Móng bê tông cốt thép giúp giảm thiểu tối đa khả năng chịu tải của nền đất. Bằng cách phân tán tải trọng lên một diện tích rộng, móng bê tông giúp giảm áp lực lên từng điểm tiếp xúc với nền đất.
Móng nhà là gì?
>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì cho thủ tục pháp lý trước khi xây nhà?
Điều kiện thi công móng nhà dân dụng
Trong quá trình thi công, mỗi công trình sẽ có địa hình đất khác nhau, có thể tồn tại các mạch nước ngầm rỉ nước. Tuy nhiên, để thi công đảm bảo đòi hỏi hố móng phải khô ráo nên cần phải tiến hành bơm hút nước liên tục. Công việc bơm nước cần được tiến hành đồng thời trong lúc đào đất để thao tác dễ dàng.
Để thực hiện bơm nước trong khi đào móng, trước tiên ta cần đào một rãnh xung quanh chân hố móng với độ sâu lớn hơn so với đáy móng. Rãnh này có chức năng dẫn nước từ các vị trí khác nhau trong hố móng tập trung vào một điểm. Tại điểm này, người ta đào một hố nhỏ gọi là hố tụ nước. Sau đó, máy bơm được đặt vào đây và tiến hành hút nước ra ngoài.
Để tránh tình trạng sạt lở đất, ống hút của máy bơm cần được đặt bên trong một ống bê tông có đường kính từ 40-60cm. Điều này sẽ giúp cố định vị trí của ống hút và ngăn không cho đất trôi vào máy bơm.
Tiến hành đồng thời bơm hút nước và đào đất khi thi công móng nhà dân dụng
Các lưu ý khi thi công móng nhà dân dụng
Đặt các hạng mục ngầm
Quá trình thi công móng cần chú ý để chờ các lỗ kỹ thuật để đặt ống thoát nước và cấp nước, tránh tình trạng đập phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu. Nếu đường ống đặt dưới đáy móng, cần phải lấp đầy các lỗ này bằng đá hoặc sỏi, sau đó đầm chặt để đảm bảo độ ổn định.
Đặc biệt, không được để phần đế móng trực tiếp ép lên ống dẫn. Điều này sẽ gây ra hiện tượng vỡ ống. Do vậy, để tránh gây khó khăn, các đường ống này thường được bố trí xuyên qua phần tường xây gạch thay vì phần bê tông móng.
Để chờ các hạng mục ngầm trong thi công móng nhà dân dụng
>> Xem thêm: Bản vẽ nhà phố 2,5 tầng đẹp, tiện nghi, hiện đại
Khảo sát các công trình xung quanh
Khi xây nhà trên một mảnh đất trống, nguy cơ xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến công trình lân cận là rất nhỏ. Tuy nhiên, trong điều kiện đô thị hoá hiện nay, nhiều ngôi nhà được xây dựng tại vị trí giữa các công trình đã có từ trước. Do vậy, cần phải tiến hành khảo sát các công trình lân cận nhằm tránh sự cố lún sụt hay sạt lở đất.
Không để hố móng ngập nước
Trong khi thi công móng nhà dân dụng, tuyệt đối không được để hố móng ngập nước. Việc đổ bê tông khô vào hố ngập nước sẽ làm giảm chất lượng bê tông, ảnh hưởng đến độ bền của móng nhà.
Móng nhà bị ngập nước
Đào móng sâu hơn quy định
Trong trường hợp đã đào móng sâu hơn so với thiết kế ban đầu, việc lấp lại hố móng bằng bê tông là giải pháp tối ưu nhất. Việc sử dụng đất để lấp hố, đặc biệt là khi đất không được đầm chặt, sẽ tạo ra các khoảng trống, làm giảm độ ổn định của nền đất và tăng nguy cơ lún sụt cho móng nhà.
Biện pháp phòng ngừa sự cố khi thi công móng nhà dân dụng
Để phòng ngừa sự cố khi thi công móng nhà dân dụng an toàn, hiệu quả, ta cần chú ý các biện pháp sau:
- Khảo sát hiện trạng, đánh giá kỹ lưỡng kết cấu móng của các công trình liền kề để xác định phương hướng sao cho phù hợp.
- Dự báo thời tiết để lên kế hoạch thi công hiệu quả, tránh kéo dài thời gian thi công.
- Kiểm tra bản thiết kế, đảm bảo các thông số chuẩn kỹ thuật.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư thi công, đảm bảo thời gian thi công liền mạch, không bị gián đoạn.
- Lên kế hoạch đảm bảo an toàn lao động cho nhân công.
Bản vẽ kết cấu móng biệt thự 2 tầng
Kết luận
Thi công móng nhà dân dụng là quy trình rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Bên cạnh đó, để có một ngôi nhà hoàn hảo, bạn cần quan tâm đến các yếu tố khác như thiết kế, kiến trúc, vật tư, hệ thống điện nước,...
>> Xem thêm: Hồ sơ thiết kế thi công nhà phố gồm những gì? Trọn bộ từ A-Z
Hy vọng với những gì mà Hải Thành đã chia sẻ thêm, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để xây dựng tổ ấm của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết cho công trình của bạn nhé!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...