Hướng dẫn tối ưu hoá mặt bằng nhà máy sao cho hiệu quả
Tối ưu hoá mặt bằng nhà máy giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí vận hành. Vậy làm thế nào để sắp xếp mặt bằng nhà máy sao cho tận dụng tối đa diện tích mà vẫn đảm bảo an toàn lao động? Hãy cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Tìm hiểu về các cách tối ưu hoá mặt bằng nhà máy
Vì sao cần tối ưu hoá mặt bằng nhà máy?
Tối ưu hoá mặt bằng nhà máy là công việc quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều cần lưu ý để đem lại những ưu điểm sau:
- Giảm chi phí sản xuất: Việc phân chia từng khu vực một cách khoa học giúp quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm diễn ra nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi và tối ưu hoá các công đoạn sản xuất.
- Hạn chế lãng phí trong di chuyển: Bố trí không gian hợp lý giúp loại bỏ tình trạng di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, tránh gây cản trở và ách tắc trong quá trình sản xuất.
- Tận dụng tối đa không gian: Không gian nhà máy được sử dụng hiệu quả hơn, giúp các bộ phận trong nhà máy phối hợp công việc thuận lợi hơn.
- An toàn lao động: Thiết kế mặt bằng tối ưu vừa giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an toàn lao động,, vừa bảo vệ người và tài sản trong suốt quá trình sản xuất.
Tối ưu hoá mặt bằng nhà máy giúp doanh nghiệp tận dụng tối ưu diện tích sử dụng mà vẫn tiết kiệm chi phí
Nguyên tắc tối ưu hoá mặt bằng nhà máy
Tuân thủ dây chuyền sản xuất
Các khu vực trong dây chuyền sản xuất cần được bố trí theo trình tự hợp lý. Bao gồm từ khâu tiếp nhận và sơ chế nguyên liệu đến quá trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm:
- Đặt các bộ phận liên quan trực tiếp đến nhau để đảm bảo sự kết nối liền mạch giữa các công đoạn.
- Công đoạn đầu tiên cần được sắp xếp gần kho nguyên liệu để thuận tiện trong việc tiếp nhận và sử dụng. Ngược lại, khu vực sản xuất thành phẩm nên nằm gần kho thành phẩm để tối ưu hóa việc lưu trữ và xuất hàng.
- Kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm nên được bố trí gần tuyến đường giao thông chính để đảm bảo thuận lợi và nhanh chóng trong quá trình vận chuyển.
Tối ưu hoá mặt bằng nhà máy tuân theo thứ tự dây chuyền sản xuất
Tối ưu hoá diện tích sử dụng
Doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp hiệu quả như sử dụng giá đỡ cao nhiều tầng để lưu trữ hàng hóa và nguyên vật liệu, xây dựng văn phòng ngay bên trong nhà xưởng. Ngoài ra, có thể thiết kế mô hình văn phòng - nhà xưởng làm 1. Cụ thể, nhà xưởng tầng 1, văn phòng tầng 2 để tối ưu hóa không gian và nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng.
Xây dựng văn phòng kết hợp nhà xưởng để tối ưu diện tích
>> Xem thêm: Thiết kế thi công nhà văn phòng tại Hải Phòng
Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất
Doanh nghiệp cần tính toán đến các yếu tố thay đổi trong tương lai để đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất với chi phí thấp nhất. Theo đó, cần dự trù các kịch bản như mở rộng dây chuyền sản xuất hay thay đổi quy mô kho bãi,… mà không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Đảm bảo an toàn lao động
An toàn lao động là yếu tố quan trọng trong thiết kế và tối ưu hoá mặt bằng nhà máy. Do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, bao gồm:
- Bố trí lối đi riêng cho người và xe vận chuyển để tránh va chạm.
- Đảm bảo hệ thống chiếu sáng, thông gió, phòng cháy chữa cháy đáp ứng đầy đủ quy định.
- Sắp xếp thiết bị sản xuất và kho bãi hợp lý để giảm nguy cơ tai nạn lao động.
- Đặt biển báo, vạch kẻ đường và hướng dẫn an toàn tại các khu vực quan trọng.
Thiết kế mặt bằng nhà máy với lối đi riêng cho người và phương tiện máy móc
Giảm thiểu ngược dòng nguyên vật liệu
Tối ưu hóa mặt bằng nhà xưởng giúp hạn chế tối đa việc di chuyển ngược của nguyên vật liệu, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực. Ngược lại, việc sắp xếp không hợp lý có thể làm tăng quãng đường vận chuyển và gây ùn tắc trong khu vực sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ vận hành và làm gián đoạn quy trình kinh doanh.
Các mô hình tối ưu hoá mặt bằng nhà máy phổ biến
Dưới đây là 2 bước giúp doanh nghiệp tối ưu hoá mặt bằng nhà máy hiệu quả:
Tối ưu hoá khu vực sản xuất
Bố trí theo sản phẩm
Đây là phương pháp nhằm sắp xếp dây chuyền sản xuất theo một dòng chảy liên tục từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi tạo ra thành phẩm. Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt trên một dây chuyền ổn định, có khối lượng sản xuất lớn, quy trình lặp đi lặp lại và nhu cầu sử dụng sản phẩm ổn định. Ngoài ra, nó cũng thích hợp với doanh nghiệp sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn.
Áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh, nước đóng chai, lắp ráp ô tô, chế biến thực phẩm, máy giặt,...
Bố trí mặt bằng nhà máy được tối ưu hoá theo sản phẩm
Bố trí theo quy trình sản xuất
Phương pháp này yêu cầu các bộ phận chức năng hoặc các công nghệ tương tự vào cùng một khu vực. Theo đó, sản phẩm sẽ di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác trong quá trình sản xuất.
Áp dụng: Ứng dụng với mô hình sản xuất gián đoạn, yêu cầu đa dạng mẫu mã hoặc đơn hàng có sự thay đổi thường xuyên với số lượng nhỏ. Cụ thể như nhà kho, siêu thị, hoặc văn phòng giao dịch.
Tối ưu hóa mặt bằng nhà máy bằng cách sắp xếp theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp
Bố trí theo vị trí cố định
Phương pháp này giữ sản phẩm cố định tại một vị trí, trong khi nguyên vật liệu, máy móc và công nhân sẽ di chuyển đến để thực hiện các công đoạn sản xuất.
Áp dụng: Các sản phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh, khó di chuyển hoặc dễ vỡ. Điển hình như ngành sản xuất máy bay, đóng tàu, xây dựng công trình, lắp ráp máy móc hạng nặng…
Tối ưu hoá khu vực nhà kho
- Bố trí nguyên vật liệu theo hình chữ S, Z hoặc L để đảm bảo dòng chảy nguyên vật liệu diễn ra liên tục, giảm thiểu thời gian di chuyển không cần thiết.
- Đảm bảo độ rộng của lối đi đủ lớn để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Tránh sắp xếp nguyên vật liệu vào các vị trí ngõ cụt, gây khó khăn trong quá trình lấy hàng.
- Sử dụng giá đỡ nhiều tầng để tận dụng không gian theo chiều cao, tối ưu diện tích nhà kho.
Sử dụng hệ thống giá đỡ chắc chắn để tiết kiệm không gian nhà xưởng
Hải Thành - Đơn vị tư vấn và xây dựng giải pháp thi công công nghiệp
Xây dựng Hải Thành là đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp thi công công nghiệp tối ưu, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả xây dựng. Với kinh nghiệm và đội ngũ giàu chuyên môn, chúng tôi cam kết mang đến các giải pháp hiện đại cho nhà xưởng như sàn phẳng không dầm (sàn vượt nhịp), sàn bê tông dự ứng lực hay tối ưu hoá mặt bằng nhà máy,...
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hay thi công, Hải Thành sẵn sàng đồng hành cùng bạn để tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, bền vững.
Hải Thành là đơn vị nhà thầu với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng
>> Xem thêm: Sàn phẳng không dầm trong nhà xưởng - Giải pháp tối ưu 2025
Kết luận
Nắm bắt các nguyên tắc trong tối ưu hoá mặt bằng nhà máy giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí vận hành. Việc áp dụng các nguyên tắc này một cách hợp lý sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô nhà máy trong tương lai.
>> Xem thêm: Thi công mạch ngừng trong sàn phẳng không dầm cho nhà xưởng SIVICO
Liên hệ với Xây dựng Hải Thành ngay hôm nay để sở hữu mẫu nhà xưởng tối ưu nhất!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh các tiêu chuẩn an toàn PCCC ngày càng được siết chặt và nâng cao, việc lựa chọn vật liệu chống cháy nhà xưởng là yêu cầu bắt buộc. Năm 2025 đánh ...
Chi phí xây dựng nhà xưởng luôn là một trong những vấn đề nan giải với các doanh nghiệp. Đây là bài toán khiến rất nhiều chủ đầu tư đau đầu: Làm sao để tiết kiệ...
Quy trình và tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu thép đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng và nâng cao tuổi thọ công trình...
Chiều cao nhà xưởng luôn là một trong những yếu tố then chốt trong lĩnh vực thiết kế thi công công trình công nghiệp. Các tiêu chuẩn này ra đời nhằm tối ưu hóa ...
Năm 2025 được xem như một cột mốc quan trọng với những tiêu chuẩn khắt khe hơn về an toàn và chất lượng công trình. Cùng tìm hiểu về thi công móng nhà xưởng đạt...