Nghiệm thu công trình là gì? Quy trình và các loại nghiệm thu
“Kiểm tra”, “đánh giá”, “kiểm định” hay “thẩm định” trong lĩnh vực xây dựng được gọi tắt là nghiệm thu công trình. Đây không chỉ là một thủ tục hành chính mà còn là một quy trình nhằm đảm bảo chất lượng cho công trình đó.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, quy trình cũng như các loại nghiệm thu hiện nay. Cùng nhà thầu Hải Thành tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nghiệm thu công trình trong xây dựng
Nghiệm thu công trình là gì?
Nghiệm thu công trình là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách tổng thể từng hạng mục thi công của một công trình trước khi bàn giao lại cho chủ đầu tư. Nói cách khác, đây là quá trình kiểm định một cách toàn diện chất lượng thi công của toàn bộ công trình.
Chính vì vậy, nghiệm thu là giai đoạn cuối cùng và rất quan trọng, nhằm đảm bảo công trình đã được xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế. Đồng thời, công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu công trình là gì?
Vì sao phải nghiệm thu công trình?
- Đảm bảo chất lượng: Nghiệm thu giúp xác định công trình có đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra hay không, từ chất lượng vật liệu đến quá trình thi công và thẩm mỹ.
- Phát hiện và khắc phục sai phạm: Quá trình nghiệm thu từng giai đoạn giúp phát hiện sớm các sai sót để có thể khắc phục kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng sau này.
- Bảo vệ quyền lợi: Nghiệm thu giúp bảo vệ quyền lợi của cả chủ đầu tư và các nhà thầu (trong trường hợp có nhiều nhà thầu cùng xây dựng một công trình). Nhờ đó, công trình được đảm bảo bàn giao đúng tiến độ và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
- An toàn lao động: Nghiệm thu giúp kiểm tra các yếu tố liên quan đến an toàn lao động, đảm bảo công trình không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Vì sao phải nghiệm thu công trình?
>> Xem thêm: Các bước thi công nhà xưởng mà chủ đầu tư nên biết
Quy trình nghiệm thu công trình
Quy trình nghiệm thu được thực hiện qua 3 giai đoạn sau:
- Chuẩn bị: Trước khi chuẩn bị nghiệm thu, ta cần phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan.
- Thực hiện nghiệm thu: Quá trình này được coi là hình thức đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thiết kế ban đầu. Bao gồm các công việc như kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào, đánh giá từng hạng mục công trình hay thẩm định tính thẩm mỹ công trình,... Qua đó, các chuyên gia sẽ đưa ra kết luận về chất lượng tổng thể của toàn bộ công trình.
- Biên bản nghiệm thu: Đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiệm thu, phản ánh một cách khách quan về chất lượng thực tế công trình. Biên bản sẽ ghi chi tiết về kết quả kiểm tra, các phiếu lấy mẫu vật tư,...một cách rõ ràng để phát hiện những tồn tại cần phải khắc phục.
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình
Lưu ý khi nghiệm thu công trình
Nghiệm thu phải được ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ, chi tiết, rõ ràng bằng văn bản. Vì vậy, biên bản nghiệm thu cần cung cấp bằng chứng về việc đã thực hiện quá trình kiểm tra và ghi rõ về tình trạng công trình. Bao gồm các điểm đạt hay chưa đạt, các tồn tại cần khắc phục và các khuyến nghị.
Khi nghiệm thu cần phải ký xác nhận của các bên tham gia để văn bản có tính pháp lý. Theo đó, biên bản cần bao gồm chữ ký của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, đơn vị tư vấn và các bên liên quan khác. Điều này nhằm minh chứng rằng các bên đã đồng ý với kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về những quyết định được đưa ra.
Quan trọng nhất, việc lựa chọn đúng đơn vị nghiệm thu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tính khách quan của toàn bộ quá trình kiểm tra. Vì vậy, các chủ đầu tư cần lựa chọn một đơn vị nhà thầu thi công uy tín, chất lượng và có nhiều kinh nghiệm để triển khai dự án của mình.
>> Xem thêm: Nhà thầu là gì? Một số thông tin cần biết về nhà thầu xây dựng
Lưu ý khi nghiệm thu công trình
Xây dựng Hải Thành - Đơn vị nhà thầu uy tín tại Hải Phòng
Hải Thành là một trong những đơn vị nhà thầu xây dựng uy tín tại Hải Phòng với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng cao, luôn đảm bảo tiến độ thi công đề ra.
Quá trình thi công của Hải Thành luôn được thực hiện đầy đủ, chi tiết theo từng hạng mục công trình và được nhiều chủ đầu tư đánh giá cao. Chúng tôi nhận thi công từ các công trình dân dụng đơn giản, đến các công trình quy mô lớn hơn như nhà kho số 8 tại KCN Tràng Duệ, nhà ăn 2 tầng tại KCN Nam Cầu Kiền, hay toà nhà văn phòng CTCP Vận Tải Biển Vinaship Hải Phòng,...
>> Xem thêm: 99+ mẫu thiết kế phối cảnh nhà xưởng đơn giản (phần 1)
Kết luận
Nghiệm thu công trình là bước cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như quy trình cần thực hiện khi nghiệm thu. Hy vọng với những thông tin mà Hải Thành chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm thi công quý báu cho dự án của mình nhé!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...