Banner

Hiện tượng sơn tường bị phồng rộp và cách khắc phục hiệu quả

Hiện tượng sơn tường bị phồng rộp không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ và độ bền của lớp sơn tường. Đây cũng là tình trạng thường hay gặp phải tại các công trình nhà ở, văn phòng hoặc các cơ sở kinh doanh, nhất là trong điều kiện nồm ẩm tại miền Bắc. 

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Cách xử lý hiện tượng này ra sao? Hãy cùng nhà thầu Hải Thành tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

son-tuong-bi-bong-troc-phong-rop-la-hien-tuong-kha-pho-bien-hien-nay 

Sơn tường bị bong tróc phồng rộp là hiện tượng khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sơn tường bị phồng rộp

Hiện tượng sơn tường bị phồng rộp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân chính sau:

  • Bề mặt tường chưa được xử lý đúng cách: Điều này là do quá trình sơn tường trên bề mặt tường ẩm, chưa được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ hoặc vết nấm mốc. Từ đó, lớp sơn sẽ khó bám dính và dễ bị bong tróc, phồng rộp chỉ sau thời gian ngắn sử dụng.
  • Độ ẩm trong tường cao: Hiện tượng nước thấm từ bên ngoài như rò rỉ, mưa dột hoặc tường giáp ranh với nhà vệ sinh, nhà bếp,... sẽ khiến độ ẩm trong tường tăng cao. Do đó, hơi nước tích tụ phía sau lớp sơn sẽ đẩy lớp sơn lên, tạo thành các mảng phồng rộp và bong tróc.
  • Lựa chọn sai loại sơn: Việc sử dụng loại sơn không phù hợp với điều kiện môi trường hoặc sơn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ làm giảm độ bám dính, khiến lớp sơn bị bong. 
  • Thi công sơn sai kỹ thuật: Nếu lớp sơn tường quá dày, không tuân thủ thời gian chờ khô giữa các lớp sơn hoặc không sơn lót chống kiềm sẽ dẫn đến hiện tượng phồng rộp.
  • Ảnh hưởng từ thời tiết: Sơn tường trong điều kiện quá nóng hay có gió mạnh sẽ làm bay hơi dung môi quá nhanh, ảnh hưởng đến thời gian bám dính của sơn và tạo ra các bọt khí. Ngoài ra, tại miền Bắc hay có mùa nồm ẩm trong năm, nếu sơn tường vào khoảng thời gian này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng tường bị phồng rộp. 

son-tuong-bi-phong-rop-neu-trong-dieu-kien-do-am-qua-cao 

Sơn tường bị phồng rộp nếu trong điều kiện độ ẩm quá cao 

>> Xem thêm: Kinh nghiệm xây nhà lần đầu gia chủ cần nắm được

Cách xử lý hiện tượng sơn tường bị phồng rộp

Khi xử lý hiện tượng sơn tường bị phồng rộp, gia chủ cần quan tâm đến hai trường hợp sau: trường hợp sơn mới bị phồng rộp và trường hợp lớp sơn lâu ngày bị bong tróc thành từng mảng. 

Trường hợp sơn mới bị phồng rộp

Khi lớp sơn mới vừa thi công xong trong thời gian ngắn đã xuất hiện bọt khí hoặc phồng rộp thì bạn cần xử lý theo trình tự sau: 

- Kiểm tra nguyên nhân bằng cách xác định xem bề mặt tường có bị ẩm, thấm nước hay không và kiểm tra lại quá trình thi công về thời tiết, thời gian khô, lớp sơn lót,... 

- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng như dao cạo hoặc chổi sắt để loại bỏ lớp sơn phồng rộp.

- Làm sạch bề mặt, đảm bảo tường khô ráo hoàn toàn trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

- Dùng sơn lót chống kiềm, sau đó phủ lại lớp sơn hoàn thiện mỏng và đều. 

su-dung-dung-cu-chuyen-dung-de-loai-bo-lop-son-phong-rop 

Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ lớp sơn phồng rộp

Trường hợp lớp sơn lâu ngày bị bong tróc thành nhiều mảng 

Đối với mảng tường lâu ngày bị phồng rộp thành nhiều mảng, cần có quy trình xử lý kỹ hơn:

- Loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ bằng máy mài, chỉ để lộ bề mặt tường gốc.

- Xử lý chống thấm triệt để nếu tường bị thấm nước bị bên trong hoặc bên ngoài.

- Xử lý lại bề mặt tường bằng cách trét bả, chà nhám phẳng và làm sạch bụi kỹ lưỡng.

- Thực hiện đúng quy trình: 2 lớp sơn bả, 1 lớp lót và 2 lớp sơn phủ hoàn thiện với thời gian chờ khô giữa các lớp sơn từ 1-2 tiếng. 

- Lưu ý, lựa chọn loại sơn có khả năng chống thấm, chống kiềm, phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường xung quanh. 

xu-ly-hien-tuong-son-tuong-bi-phong-rop-lau-ngay 

Xử lý hiện tượng sơn tường bị phồng rộp lâu ngày 

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng sơn tường bị phồng rộp

Để duy trì thẩm mỹ cho tường nhà và tránh hiện tượng sơn tường bị phồng rộp, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Đảm bảo bề mặt tường khô ráo với độ ẩm dưới 16% trước khi tiến hành sơn tường và nên để tường khô tự nhiên từ 3-4 tuần sau trát. 

- Xử lý triệt để các khu vực có dấu hiệu thấm nước bằng sơn chống thấm pha xi măng để ngăn hơi ẩm xâm nhập từ bên trong.

- Ưu tiên sử dụng sơn chất lượng cao có độ bám dính tốt, tăng tuổi thọ công trình.

- Tránh thi công khi nhiệt độ tường quá cao hoặc quá ẩm. 

- Xử lý kỹ bề mặt tường trước khi thi công. 

- Chỉ thi công trong điều kiện lớp sơn trước đã khô hoàn toàn để tránh hiện tượng lớp sơn dưới còn ướt. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình xây tường và nghiệm thu đúng kỹ thuật

Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của nhà thầu Hải Thành về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sơn tường bị phồng rộp, bóc tróc và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ tích lũy được những kinh nghiệm hữu ích để xây dựng tổ ấm của mình nhé! 

>> Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hải Phòng - Cập nhật mới nhất 2025

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công xây dựng nhà ở, hãy liên hệ với nhà thầu Hải Thành ngay hôm nay! 

Địa chỉ: 

- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng

- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh 

Hotline : 0904.140.582

Gmail: haithanhxaydung@gmail.com

Website: www.haithanh.vn 

Các bài viết liên quan
Hướng dẫn xây tường cách nhiệt đạt hiệu quả tốt nhất

Trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc xây tường cách nhiệt trở thành giải pháp không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, bạn sẽ bị...

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả sàn nhà bị rung

Sàn nhà bị rung không chỉ là hiện tượng gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng trong kết cấu nhà ở. Nếu không được xử lý kịp thời, đ...

Hiện tượng sơn tường bị phồng rộp và cách khắc phục hiệu quả

Hiện tượng sơn tường bị phồng rộp là tình trạng thường hay gặp phải tại các công trình nhà ở, văn phòng hoặc các cơ sở kinh doanh, nhất là trong điều kiện nồm ẩ...

Các bước khảo sát địa chất công trình xây dựng

Khảo sát địa chất công trình xây dựng là quá trình thu thập và phân tích các thông tin về đặc điểm đất tại khu vực dự định thi công công trình. Theo đó, mục đíc...

Hướng dẫn chi tiết quy trình xây tường và nghiệm thu đúng kỹ thuật

Xây tường là một trong những hạng mục quan trọng trong thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền. Tuy nhiên, để đảm bảo...