Cách ghép cốp pha cột trong thi công xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, việc ghép cốp pha cột đúng cách là một trong những công đoạn rất quan trọng. Bởi, thi công cốp pha cột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng, kích thước và khả năng chịu lực của cột.
Vậy cách ghép cốp pha cột ra sao để chuẩn xác nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó. Cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu nhé!
Cách ghép cốp pha cột trong thi công xây dựng
Ưu điểm cách ghép cốp pha cột
Ứng dụng cốp pha cột mang lại nhiều lợi ích kinh tế và hiệu quả trong xây dựng. Cốp pha cột mang bản chất của môđun, dễ dàng lắp ráp và tháo dỡ, tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân công. Đồng thời, cốp pha cột với chất liệu đa dạng như nhôm, gỗ ép hay bìa cứng chuyên dụng,... Cụ thể, thi công cốp pha cột đem lại những lợi ích sau:
- Nâng cao hiệu suất thi công: Nhờ cấu tạo đơn giản, ta có thể dễ dàng lắp và tháo cốp pha cột.
- Đảm bảo chất lượng: Cách ghép cốp pha cột đúng cách sẽ giúp bê tông được định hình một cách chính xác, tăng cường độ bền.
- Hoàn thiện bề mặt: Cốp pha cột tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt bê tông, hạn chế việc xử lý bề mặt bê tông sau này.
- Linh hoạt: Nhờ sự đa dạng về chất liệu, đặc biệt là cốp pha cột kim loại, việc điều chỉnh kích thước và hình dáng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Lợi ích khi thi công cốp pha cột
>> Xem thêm: Tìm hiểu kích thước ván khuôn thép tiêu chuẩn
Cách ghép cốp pha cột
Lắp ráp cốp pha cột là khâu không thể thiếu của mỗi công trình xây dựng. Do đó, cách ghép cốp pha cột cũng không quá phức tạp. Quá trình ghép cốp pha cột được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị. Trộn xi măng, đá, cát, nước để tạo ra hỗn hợp bê tông chất lượng tốt nhất. Đồng thời, tiến hành lắp đặt 4 thanh thép theo chiều rộng và chiều cao cột để xác định kích thước của cột.
- Bước 2: Lắp đặt cốp pha. Đầu tiên, lắp 2 tấm ván và cố định bằng dây thép. Chú ý, toàn bộ hệ thống cốp pha được lắp ghép và cố định chắc chắn bởi kẹp và gông. Sau đó, kiểm tra các mối nối để đảm bảo độ kín khít, tránh rò rỉ khi đổ bê tông.
- Bước 3: Đặt vành đai gia cố xung quanh cốp pha cột.
- Bước 4: Gắn thanh giằng chéo cho các bên của cốp pha cột. Thiết lập góc giữa thanh giằng và mặt đất là 45°. Khoảng cách giữa vòng thép nhúng và cột bằng ¾ chiều cao cột.
- Bước 5: Vệ sinh. Tiến hành lau chùi, vệ sinh bên trong ván khuôn cột. Đồng thời kiểm tra độ chắc chắn trước khi đổ bê tông.
- Bước 6: Tháo dỡ khuôn. Sau khi bê tông đã đông cứng, ta tiến hành tháo cốp pha cột theo thứ tự thanh giằng, đai cột, thẻ chữ U kết nối các mối khuôn và cuối cùng là tấm ván.
Cách ghép cốp pha cột chuẩn kỹ thuật
>> Xem thêm: Hướng dẫn công tác lắp dụng cốp pha dầm sàn, móng, cột chuẩn kỹ thuật
Một số lưu ý khi ghép cốp pha cột
- Tránh làm biến dạng cốp pha trong quá trình vận chuyển.
- Chỉ nên tháo khuôn ván khi bê tông đã đạt đủ cường độ để đảm bảo kết cấu cột.
- Không nên sử dụng búa tạ hay khung nạy để tháo cốp pha.
- Tháo ván khuôn theo trình tự từ ngoài vào trong để dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Đảm bảo an toàn lao động trong suốt toàn bộ quá trình thi công.
Lưu ý khi thi công cốp pha cột
>> Xem thêm: Cường độ bê tông đạt được sau bao nhiêu ngày?
Kết luận
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách ghép cốp pha cột trong thi công xây dựng đã được Hải Thành áp dụng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm thi công cho dự án của mình nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết cho dự án của bạn nhé!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Xây tường là một trong những hạng mục quan trọng trong thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền. Tuy nhiên, để đảm bảo...
Hiện nay, bê tông dự ứng lực là một giải pháp xây dựng khá phổ biến, được nhiều chủ đầu tư biết đến và ứng dụng cho dự án của mình,...
Trong thi công bê tông cốt thép, lắp dựng cốp pha cột khá quan trọng. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hình dáng của công trình. Nếu thực hiện ...
Giá vật liệu xây dựng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, nhà thầu và chủ đầu tư trong ngành xây dựng. Năm 2025 được dự báo là một nă...
Bạn đang lên kế hoạch xây nhà và lo lắng về việc tính toán lượng sắt thép sao cho chính xác, tiết kiệm chi phí? Việc tính toán khối lượng thép phù hợp...