Banner

Hướng dẫn công tác lắp dựng cốp pha dầm sàn, móng, cột chuẩn kỹ thuật

Cốp pha là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thi công bê tông. Bởi, cốp pha không chỉ quyết định từ hình dáng, kích thước của cấu kiện bê tông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình. 

Do vậy, các công tác lắp dựng cốp pha dầm sàn, móng, cột chuẩn kỹ thuật là giai đoạn quan trọng của mỗi công trình dự án. Vậy các công tác này được thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng kỹ thuật? Cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

huong-dan-cong-tac-lap-dung-cop-pha-chuan-ky-thuat 

Hướng dẫn công tác lắp dựng cốp pha dầm sàn, móng, cột chuẩn kỹ thuật 

Yêu cầu chung 

Đối với các công tác này, có thể sử dụng phương án cốp pha thép hoặc ván phủ phim để thi công. Trong đó, nhà thầu cần tiến hành gia công số lượng bộ ván khuôn cho từng loại móng. Qua đó, nhằm đảm bảo luân chuyển cốp pha trong quá trình thi công cho phù hợp với các công tác khác là công tác cốt thép và đổ bê tông. Cụ thể như sau: 

- Sau khi lắp đặt cốt thép xong, dùng cốp pha và cây chống để ghép cốp pha. 

- Dùng các hộp kẽm gỗ để chống giữ thành. 

- Dùng các nẹp để băng thành, góc, mặt ổn định cốp pha và đảm bảo kích thước của móng.

- Kiểm tra độ chắc chắn của cốp pha đồng thời dùng máy trắc đạc kiểm tra lại các kích thước móng, tim tuyến các trục và cao độ của các kết cấu.

- Cuối cùng, kiểm tra nghiệm thu trước khi đổ bê tông Việc kiểm tra phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995. 

yeu-cau-chung-cong-tac-lap-dung-coppha 

Yêu cầu chung công tác lắp dựng cốp pha 

>> Xem thêm: Quy trình thi công kết cấu bê tông cốt thép nhà dân dụng

Lắp dựng cốp pha móng 

- Tất cả cốp pha, đà giáo lắp dựng đều theo mốc trắc đạc đã được xác định trước khi lắp đặt.

- Trong quá trình thi công cần kiểm tra các yếu tố như độ chính xác của các ván khuôn so với thiết kế, độ bền vững đà giáo chống, bản thân ván khuôn, các vị trí neo giữ, độ kín khít của ván khuôn, độ ổn định của toàn bộ hệ thống, các vị trí lỗ chờ, các chi tiết đặt chờ.

- Ván khuôn ghép xong đảm bảo kín khít không bị rò rỉ nước của hỗn hợp bê tông trong quá trình đổ bê tông.

- Lúc lắp dựng ván khuôn, cần chú ý chừa lỗ để đặt những bộ phận cần chôn sẵn trong bê tông như bu lông, móc sắt dùng để thi công các phần sau, và các vật chôn sẵn khác theo yêu cầu thiết kế. 

- Sau khi lắp ghép và cố định ván khuôn xong thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ ván khuôn một lần nữa.

cong-tac-lap-dung-cop-pha-mong 

Công tắc lắp dựng cốp pha móng 

Lắp dựng ván khuôn cột 

Công tắc lắp dựng cốp pha ván khuôn cột được thực hiện theo trình tự sau:

- Tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột. 

- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

- Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .

cong-tac-lap-dung-cop-pha-van-khuon-cot

Công tác lắp dựng cốp pha ván khuôn cột

Trong đó, cách lắp ghép được thực hiện như sau:

- Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .

- Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ .

- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.

Lắp dựng ván khuôn dầm 

Ván khuôn dầm gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng theo trình tự như sau:

- Xác định tim dầm .

- Rải ván lót để đặt chân cột .

- Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm .

- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng các giằng .

- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông , cây chống xiên , bu lông .

- Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .  

cong-tac-lap-dung-cop-pha-van-khuon-dam 

Công tác lắp dựng cốp pha ván khuôn dầm 

Lắp dựng ván khuôn sàn 

Dùng ván khuôn gỗ ép và ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, thép, dùng tối đa diện tích ván khuôn gỗ ép. Với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ tấm lớn.

>> Xem thêm: Bản vẽ kết cấu sàn không dầm trong thi công sàn

Nghiệm thu cốp pha 

Trước khi đổ bê tông, cần tiến hành nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha. Việc nghiệm thu cần tuân theo 4 yếu tố: 

- Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế. 

- Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn.

- Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối bê tông đổ trước.

- Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.

nghiem-thu-cong-tac-lap-dung-cop-pha-truoc-khi-do-be-tong 

Tiến hành nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha trước khi đổ bê tông 

>> Xem thêm: Cường độ bê tông đạt được sau bao nhiêu ngày?

Tiếp theo, tiến hành tháo dỡ cốp pha. 

- Khi bê tông được đổ đã đủ thời gian thỏa mãn yêu cầu nêu trong TCVN 4453-1995 thì tiến hành tháo dỡ ván khuôn.

- Khi dỡ ván khuôn phải đảm bảo không gây chấn động, và rung làm  ảnh hưởng đến chất lượng bê tông của cấu kiện.

- Thực hiện tháo dỡ ván khuôn theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, luôn luôn chú ý đến biện pháp để đảm bảo an toàn cho công nhân lao động.

- Ván khuôn sau khi tháo ra, sẽ được làm sạch và lưu giữ gọn gàng trong kho để sử dụng lại

- Đối với ván khuôn chịu tải trọng, tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ theo tiêu chuẩn.

- Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn, đợi đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ  tải trọng thiết kế.

Kết luận 

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về quy trình thi công công tác lắp dựng cốp pha dầm sàn, móng, cột đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hy vọng với những thông tin mà Xây dựng Hải Thành chia sẻ ở trên, các chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công có thể tự tin hơn trong việc quản lý và giám sát quá trình thi công dự án của mình nhé! 

Địa chỉ:

- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng

- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh 

Hotline : 0904.140.582

Gmail: haithanhxaydung@gmail.com

Website: www.haithanh.vn 

Các bài viết liên quan
Cần chuẩn bị gì cho thủ tục pháp lý trước khi xây nhà?

Thủ tục pháp lý khi xây nhà là vấn đề nan giải đối với nhiều gia chủ. Thực tế, có rất nhiều gia đình phải đối mặt với các rắc rối như gián đoạn thời gian thi cô...

Năm tuổi có làm nhà được không? Giải đáp chi tiết

Trong văn hoá Á Đông, việc xem tuổi làm nhà rất quan trọng. Vì vậy, có rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết liệu rằng năm tuổi xây nhà có đẹp không, có ảnh hư...

Tính hiệu quả và nguyên lý hoạt động kết cấu bê tông dự ứng lực

Ra đời từ cuối thế kỷ 19, bê tông dự ứng lực được coi như một cuộc cách mạng trong ngành xây dựng hiện đại. Với khả năng chịu lực vượt trội, tính linh hoạt cao ...

Nhà xưởng công nghiệp là gì? Phân loại nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Nhà xưởng công nghiệp, một loại hình quen thuộc trong bức tranh công nghiệp hoá hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh doanh...

Nên xây nhà bằng gạch nào để ngôi nhà bền và đẹp

Trong lĩnh vực xây dựng, gạch xây là một vật liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, với sự đa dạng về chủng loại và tính năng, việc xây nhà bằng gạch nào sao cho phù ...