Sàn không dầm dày bao nhiêu? Độ dày sàn không dầm
Sàn không dầm ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay. “Độ dày sàn không dầm là bao nhiêu để đảm bảo độ bền và chịu lực?”. “Liệu có một công thức chung nào hay độ dày sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau”? Đây là các câu hỏi mà hầu hết chủ đầu tư thắc mắc. Cùng nhà thầu Hải Thành đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Độ dày sàn không dầm là bao nhiêu để đảm bảo độ bền?
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày sàn không dầm
Để biết được độ dày sàn không dầm là bao nhiêu, trước hết ta cần hiểu các yếu tố tác động đến độ dày sàn. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu sàn bao gồm: chiều cao công trình, tải trọng, kích thước nhịp và bản vẽ thiết kế.
Chiều cao công trình
Chiều cao công trình ảnh hưởng đến độ ổn định của toàn bộ kết cấu sàn không dầm. Theo đó, đối với các công trình cao tầng, nếu độ dày sàn quá mỏng có thể gây hiện tượng rung lắc khi chịu tác động của gió. Vì vậy, các công trình cao tầng sẽ yêu cầu sàn có độ dày lớn hơn để đảm bảo khả năng chịu lực.
Công trình càng cao thì độ dày sàn không dầm càng tăng
Tải trọng
Theo nguyên lý hoạt động sàn phẳng không dầm, khi tải trọng tăng, momen uốn và lực cắt sàn cũng tăng theo. Khi đó, để đảm bảo sàn không bị quá tải và biến dạng, ta cần tăng tiết diện của sàn, tức là tăng độ dày sàn. Ví dụ, đối với các công trình yêu cầu tải trọng lớn như nhà hàng, khách sạn, hội nghị,...cần phải tăng độ dày sàn.
Kích thước nhịp
Khi nhịp càng lớn, sàn có xu hướng võng xuống dưới nên cần phải tăng độ dày sàn. Đồng thời, momen uốn lớn nhất thường xảy ra ở giữa nhịp. Bởi vậy, nhịp uốn càng lớn càng đòi hỏi tiết diện sàn phải lớn hơn để chịu được momen này.
Kích thước nhịp lớn làm độ võng tăng cao khiến độ dày sàn không dầm tăng theo
Bản vẽ thiết kế
Dựa vào yếu tố thẩm mỹ và công năng sử dụng trong bản vẽ thiết kế, điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định về độ dày sàn.
Sàn không dầm dày bao nhiêu?
Dựa vào các yếu tố trên, sàn không dầm sẽ có độ dày khác nhau. Đồng thời, tại từng loại hình công trình, độ dày sàn sẽ thay đổi sao cho phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thông thường, độ dày sàn không dầm được thiết kế như sau:
- Thi công công trình dân dụng: 180mm, 210mm, 230mm, 290mm.
- Thi công công trình công nghiệp, các công trình đặc biệt khác: 340mm, 390mm, 450mm.
Công trình nhà xưởng hay khách sạn phù hợp ứng dụng công nghệ sàn không dầm
Giải pháp thiết kế sàn không dầm HTBox
Sàn không dầm HTbox là sàn phẩm đến từ Xây dựng Hải Thành - một đơn vị nhà thầu chuyên thi công về giải pháp sàn công nghệ hiện đại. Sàn không dầm HTbox mang lại những ưu điểm sau:
Khả năng chịu lực tốt
Sàn không dầm HTbox được thiết kế với khả năng chịu lực ấn tượng. Cấu trúc hợp rỗng độc đáo giúp phân tán tải trọng một cách hiệu quả, giảm thiểu áp lực lên móng tới 35%. Nhờ đó, kích thước các thành phần kết cấu như cột và vách cũng được tối ưu hoá, đảm bảo khả năng chịu lực mạnh mẽ theo cả hai hướng.
Khả năng vượt nhịp lớn
Sàn hộp HTbox có khả năng vượt nhịp lên đến 20m. Điều này cho phép tối đa hoá không gian sử dụng mà không cần đến dầm hay quá nhiều cột chống đỡ như phương pháp truyền thống. Nhờ đó, không gian trở nên thoáng đãng và linh hoạt hơn.
>> Xem thêm: Top 3 kích thước sàn vượt nhịp lớn được ứng dụng phổ biến trong xây dựng
Khả năng cách âm, cách nhiệt cao
Cấu trúc hộp nhựa HTbox rỗng và dày đặc biệt tạo ra một lớp đệm không khí, giúp giảm thiểu lớn sự truyền âm và nhiệt. Nhờ đó, sàn HTBox không chỉ tăng cường độ cứng và còn cải thiện hiệu quả cách âm, giảm thiệt hại nhiệt điện lên đến 39% so với sàn bê tông truyền thống.
Sàn không dầm HTbox có khả năng chống nóng hiệu quả
>> Xem thêm: Sàn HTBOX - Giải pháp chống nóng hiệu quả
Tối ưu hoá chi phí
Sử dụng sàn hộp không dầm HTbox mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ tối ưu hoá cấu trúc và giảm thiểu vật liệu thi công, chi phí thi công phần thô có thể giảm từ 7-15%. Đặc biệt, đối với công trình có nhịp lớn hơn 8m, tổng chi phí giảm được lên đến 15%.
Tối ưu hoá thời gian thi công
Nhờ thiết kế đơn giản và khối lượng nhẹ, sàn hộp HTbox rút ngắn thời gian thi công đáng kể, giảm từ 5-7 ngày so với phương pháp truyền thống.
Chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm HTbox
>> Xem thêm: Thi công sàn phẳng HTBOX cho công trình nhà ở tại Hải Phòng
Kết luận
Như vậy, độ dày sàn không dầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng chịu lực, tải trọng, kích thước nhịp hay yêu cầu thiết kế. Việc xác định độ dày sàn phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình.
Hy vọng với những thông tin mà Hải Thành chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm cho dự án thi công của mình.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá chi tiết cho công trình bạn nhé!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...