Banner

Nguyên nhân và cách xử lý nứt sàn bê tông

Nứt sàn bê tông không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho công trình. Các vết nứt nhỏ ban đầu có thể lan rộng, gây ảnh hưởng đến kết cấu, thậm chí có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Do vậy, việc hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và cách xử lý nứt sàn là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo tuổi thọ cho công trình. 

Cùng Hải Thành tìm hiểu về các thông tin đó dưới đây để có được phương pháp khắc phục tình trạng này nhé! 

Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị nứt 

Hiện tượng nứt sàn bê tông đã quá phổ biến và gây ra nhiều phiền toái. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Chất lượng vật liệu đầu vào

  • Bê tông kém chất lượng: Tỷ lệ trộn bê tông không đúng, việc sử dụng nguyên liệu không đạt chuẩn hoặc quá trình trộn bê tông không đảm bảo sẽ làm cho bê tông yếu đi, dễ rạn nứt. 
  • Cốt thép kém chất lượng: Cốt thép dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường dẫn đến hiện tượng oxi hoá, bị rỉ sét, làm ảnh hưởng đến kết cấu. Ngoài ra, đường kính quá nhỏ, khoảng cách giữa các thanh cốt không đúng tiêu chuẩn đều làm giảm khả năng chịu lực của sàn. 

Chất lượng vật liệu đầu vào gây ra tình trạng nứt sàn bê tông 

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thực hiện công tác cốt thép dầm sàn

Thiết kế 

Việc tính toán sai lầm về tải trọng, không bố trí đủ cốt thép hoặc không thiết kế các khe co giãn hợp lý đều là những nguyên nhân dẫn đến nứt sàn. Do đó, việc thiết kế nên được thực hiện bởi đơn vị thiết kế - thi công uy tín và chất lượng. Các chủ đầu tư cần lưu ý việc này để đảm bảo tuổi thọ công trình. 

Quá trình thi công 

Đổ bê tông quá nhanh hay quá chậm, không đầm kỹ, không bảo dưỡng bê tông đúng cách,... đều làm giảm chất lượng của bê tông. Việc lắp đặt cốt thép không đúng kỹ thuật, cốt thép bị oằn, bị đứt cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của sàn. Đặc biệt, ván khuôn bị xô lệch, không đảm bảo độ kín cũng sẽ khiến bê tông bị biến dạng. 

Quá trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh nứt sàn bê tông 

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng đúng cách

Tác động từ môi trường 

Các yếu tố tác động từ môi trường gây ảnh hưởng đến sàn bê tông như sự biến đổi nhiệt độ đột ngột, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp sẽ gây hiện tượng co giãn bê tông. Điều này không thể tránh khỏi việc bê tông bị rạn nứt. 

Các loại vết nứt sàn bê tông 

Nứt sàn bê tông có thể xuất hiện dưới nhiều kích thước, hình dạng khác nhau. 

Nứt mặt dưới sàn bê tông 

Nứt sàn bê tông dưới xuất hiện là hậu quả của sự co giãn, chịu tải quá mức hoặc do nền đất chuyển động. Nếu không được xử lý kịp thời, các vết nứt này sẽ lan rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của sàn, thậm chí có thể gây ra hiện tượng sụt lún. 

Nứt mặt dưới sàn bê tông do quá tải trọng 

Nứt góc sàn bê tông 

Tương tự như các vết nứt xuất hiện trên một tấm gương vỡ, nứt góc sàn bê tông thường tập trung ở các vị trí giao nhau giữa các tấm bê tông và góc tường. Đây là nơi mà áp lực và độ căng tập trung cao nhất. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch ứng suất tập trung tại các điểm này, kết hợp với quá trình co ngót và giãn nở của bê tông khi nhiệt độ và độ ẩm bị thay đổi. 

Nứt góc sàn bê tông thường xảy ra tại các công trình 

Nứt giữa mảng bê tông 

Đối với các sàn bê tông mảng lớn, hiện tượng nứt giữa mảng bê tông là điều thường xuyên xảy ra. Các vết nứt xảy ra do sự co giãn của bê tông, lực tải quá lớn hoặc thiết kế không đảm bảo sự liên kết giữa các mảng bê tông. 

Nứt giữa mảng bê tông thường xảy ra ở các mảng sàn lớn 

Tóm lại, các loại vết nứt sàn bê tông đều có thể xuất hiện đồng thời trên cùng một sàn, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy, việc xử lý còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng biến dạng của bê tông. 

Một số biện pháp xử lý nứt sàn bê tông 

Để xử lý tình trạng nứt sàn bê tông, có nhiều phương pháp được sử dụng với vật liệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ rạn nứt của sàn. Dưới đây là một số cách xử lý phổ biến: 

  • Chất chống nứt: Để tăng cường độ bền và ngăn ngừa sự lan rộng của các vết nứt, người ta thường sử dụng các loại hoá chất chuyên dụng như chất gia cường, chất chống thấm. Các sản phẩm này tạo ra một lớp bảo vệ bề mặt sàn, tăng cường kết cấu và giảm thiểu quá trình co giãn của sàn. 
  • Keo và mạch ngừng: Với các vết nứt nhỏ, việc sử dụng keo và mạch ngừng chuyên dụng để dán chặt các mảng bê tông là giải pháp hiệu quả. Keo sẽ giúp cố định các vị trí bị nứt. Trong khi đó, mạch ngừng sẽ tạo ra khoảng trống cho bê tông di chuyển mà không gây ra vết nứt mới. 
  • Tư vấn chuyên môn: Đối với các vết nứt nghiêm trọng hơn, việc tìm kiếm sự tư vấn của các chuyên gia, các đơn vị thi công uy tín là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc và tiết kiệm chi phí tốt nhất. 

Xử lý nứt sàn bê tông bằng các phương pháp khác nhau 

>> Xem thêm: Dầm nhà là gì? Cấu tạo và phân loại dầm nhà trong xây dựng

Kết luận 

Để đảm bảo công trình bền vững và tiết kiệm chi phí, việc tìm hiểu về nguyên nhân, phòng ngừa và cách xử lý nứt sàn bê tông là điều vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết, Hải Thành đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để hạn chế tối đa tình trạng này. 

Hãy lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao để đảm bảo dự án của bạn được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết cho dự án của bạn! 

Địa chỉ:

- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng

- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh 

Hotline : 0904.140.582

Gmail: haithanhxaydung@gmail.com

Website: www.haithanh.vn 

Các bài viết liên quan
Nhà thầu là gì? Một số thông tin cần biết về nhà thầu xây dựng

Khi nói đến các dự án xây dựng, ta thường bắt gặp các thuật ngữ như “đấu thầu”, “hoạt động đấu thầu”, “chào thầu”, “dự thầu”...

Top 3 kích thước sàn vượt nhịp lớn được ứng dụng phổ biến trong xây dựng

Trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng nhanh, các giải pháp xây dựng hiện đại không ngừng được cải tiến. Một trong những giải pháp nổi bật đó là việc ứng dụng sàn ...

Các nguyên tắc vàng khi bố trí thép dầm nhà 2 tầng

Thép dầm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực chính của ngôi nhà. Vậy có những nguyên tắc nào để đảm bảo việc bố trí thép dầm nhà 2 tầng đạt tiêu chuẩn kỹ ...

Hướng dẫn công tác lắp dựng cốp pha dầm sàn, móng, cột chuẩn kỹ thuật

Cốp pha không chỉ quyết định từ hình dáng, kích thước của cấu kiện bê tông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình...

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cốt thép công trình nhà xưởng

Chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cốt thép. Bởi vậy, để đảm bảo công trình được xây dựng đúng tiêu chuẩn, việc tuân thủ thi công và nghiệm ...