Hướng dẫn chi tiết thực hiện công tác cốt thép dầm sàn
Cốt thép dầm sàn là xương sống của công trình, quyết định trực tiếp đến độ bền vững và khả năng chịu lực của kết cấu sàn. Do đó, việc thiết kế và thi công hệ thống cốt thép đòi hỏi phải có sự chính xác cao và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn đọc chi tiết công tác cốt thép dầm sàn, từ việc tính toán lượng thép cần thiết đến thi công và nghiệm thu. Cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu nhé!
Lập kế hoạch và chuẩn bị công tác cốt thép dầm sàn
Hoạch định chi phí
Trước khi thi công dự án xây dựng nào, việc lập kế hoạch dự toán chi phí là điều vô cùng cần thiết. Dự toán chi phí không chỉ là công cụ giúp chủ đầu tư quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả mà còn là cơ sở để các nhà thầu đưa ra báo giá một cách hợp lý và sát với thực tế nhất.
Dự toán chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: giá vật tư trên thị trường, giá thiết kế bản vẽ kỹ thuật, định mức vật liệu, đơn giá thi công và các chi phí phát sinh khác. Đặc biệt, các chủ đầu tư cần lưu ý đến khả năng phát sinh các công trình phụ vì điều này có thể làm tăng tổng chi phí. Việc dự phòng một khoản chi phí nhất định cho các hạng mục phát sinh là điều rất cần thiết.
Chuẩn bị vật tư
Thép và bê công cốt thép là 2 thành phần không thể thiếu trong công tác cốt thép dầm sàn. Để đảm bảo kết cấu công trình bền vững, chủ đầu tư nên ưu tiên chọn thép từ các thương hiệu uy tín như Hoà Phát, Pomina, Việt Nhật. Bên cạnh đó, bê tông cốt thép với khả năng chịu lực và chống cháy vượt trội sẽ giúp giảm thiểu chi phí bảo trì, đồng thời tăng cường độ an toàn cho công trình.
Chi phí thi công sàn bê tông cốt thép cho mỗi mét vuông không cố định mà thay đổi tuỳ thuộc vào các yếu tố liên quan như khẩu độ dầm, chiều cao tầng, giá vật liệu xây dựng. Đặc biệt là thời điểm thi công. Do đó, để lên dự toán chi phí một cách chính xác nhất, các nhà thầu cần cân nhắc đến những yếu tố này.
Thực hiện công tác cốt thép dầm sàn
>> Xem thêm: Top 5 lợi ích sàn phẳng không dầm vượt nhịp
Kỹ thuật thi công cốt thép dầm sàn
Gia công và lắp đặt cốt thép
Gia công cốt thép
- Uốn thép: Sử dụng máy uốn thép để uốn các thanh thép theo đúng hình dáng thiết kế trong bản vẽ.
- Cắt thép: Cắt thép theo kích thước đã tính toán.
- Nối thép: Sử dụng các phương pháp nối thép như hàn, buộc dây để tạo thành khung cốt thép.
Lắp đặt cốt thép
- Lắp đặt cốt thép dưới: Lắp đặt cốt thép dưới theo đúng vị trí và khoảng cách đã được quy định trên bản vẽ.
- Kê con kê: Kê các con kê để giữ khoảng cách bảo vệ cho cốt thép.
- Lắp đặt cốt thép trên: Lắp đặt lớp cốt thép trên và buộc chặt với lớp cốt thép dưới.
- Kiểm tra: Kiểm tra lại các vị trí, khoảng cách và số lượng cốt thép đã lắp đặt.
Thực hiện công tác cốt thép
Thi công ván khuôn và đổ bê tông
Thi công ván khuôn
Thi công ván khuôn dầm sàn cần phải đảm bảo độ chính xác và an toàn. Ván khuôn dầm được cấu tạo từ 3 phần chính: 2 ván thành tạo hình bề rộng và chiều cao, 1 ván đáy xác định chiều dày của dầm. Các bộ phận có độ dày khoảng 2-3cm và được lắp ghép khít vào nhau để tạo thành một hộp dài.
Để đảm bảo hệ thống ván khuôn vững chắc trong quá trình đổ bê tông, người ta thường sử dụng các phương pháp gia cố. Bao gồm: gông mặt để liên kết các ván thành, thanh chống xiên để tăng cường độ cứng, và hệ thống dây thép kết hợp thanh văng chống tạm để tạo sự ổn định cho toàn bộ cấu trúc.
Đổ bê tông
Quá trình này bao gồm các công đoạn như chuẩn bị bề mặt, đổ bê tông, đầm bê tông và bảo dưỡng bê tông. Việc đầm bê tông nhằm loại bỏ các lỗ rỗng và đảm bảo độ đồng nhất của bê tông. Chất lượng bê tông, phương pháp đầm và điều kiện thi công là những yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của cấu kiện bê tông.
Kỹ thuật thi công công tác cốt thép dầm sàn
Các lưu ý quan trọng khi thi công cốt thép dầm sàn
Công tác cốt thép dầm sàn cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật thi công và đội ngũ công nhân lành nghề. Tuy nhiên, quá trình thi công vẫn cần phải lưu ý đến việc bảo vệ lớp bê tông và kiểm soát chất lượng. Để bảo vệ bê tông và cốt thép khỏi ăn mòn, người ta có thể sử dụng 2 cách như sử dụng chất ức chế ăn mòn và bảo vệ catode.
Tối ưu hoá công tác cốt thép dầm sàn với sàn rỗng HTBOX
Sàn rỗng HTBOX là một giải pháp hiện đại và hiệu quả trong xây dựng, từ việc tối ưu hoá quá trình thi công đến việc nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ của dự án. Sàn hộp HTBOX đem lại những ưu điểm vượt trội so với các sàn truyền thống.
Công tác cốt thép dầm sàn với sàn hộp HTBOX
>> Xem thêm: Sàn phẳng HTBOX và những lợi ích vượt trội trong xây dựng
Kết luận
Thực hiện đúng và hiệu quả công tác cốt thép dầm sàn không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình mà còn góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao tính thẩm mỹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết mà Hải Thành vừa chia sẻ trên, các nhà thầu cũng như chủ đầu tư sẽ có thêm những kinh nghiệm quý báu để đạt được những công trình chất lượng nhé!
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...