Banner

GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC

 

Hiện nay, sàn cáp dự ứng lực không còn xa lạ gì với những chủ đầu tư và các nhà thầu. Tuy nhiên thi công như nào cho đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng nắm được và cũng có những câu hỏi xoay quanh về loại sàn này. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của những chủ đầu tư, các đơn vị xây dựng gửi về hộp thư xây dựng Hải Thành. Các yêu cầu hỗ trợ thêm xin vui lòng gửi về địa chỉ email: haithanhxaydung@gmail.com hoặc liên hệ: 0904.140.582

1. Sàn cáp dự ứng lực đã phát triển từ khi nào?

  • Trên thế giới kết cấu bê tông dự ứng lực trước phát triển nhanh chóng ở các nước: Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan và những năm 1949 - 1953 với 350 cây cầu sử dụng công nghệ này
  • Tại Châu Á: các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc với công nghệ sản xuất thép cường độ cao phổ biến vì vậy việc thi công các loại cáp ứng suất trước, các loại neo và phụ kiện kèm theo phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến có giá thành hợp lý.
  • Tại Việt Nam: công trình đầu tiên sử dụng công nghệ dự ứng lực là khách sạn Thắng Lợi - món quà của chính phủ Cuba gửi tặng. Các vật liệu được đúc sẵn tại Cuba và vận chuyển một quãng đường nửa vòng trái đất để lắp ghép và thi công tại Việt Nam.
  • Và từ những năm 80 thế kỷ trước đến nay, công nghệ dự ứng lực trước đã du nhập vào Việt Nam và phát triển khá nhanh chóng và trình độ tiên tiến thế giới.
  •  Các cầu bắc qua sông lớn  như sông Gianh, sông Tiền, sông Hậu và cầu Bãi Cháy, trừ nhịp giữa dùng kết cấu dây văng, các nhịp còn lại đều dùng bê tông ứng lực trước.


2. Các tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu được sử dụng để thiết kế và thi công theo giải pháp sàn cáp dự ứng lực:

  • Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước Việt Nam
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
  • Tiêu chuẩn viện dẫn:
  • Tiêu chuẩn ACI 318/318R - 2008 - Hoa Kỳ
  • Tiêu chuẩn ASTM/C1019, ACI 301 - Hoa Kỳ
  • Tiêu chuẩn ASTM/A416 - Hoa Kỳ
  • Tiêu chuẩn BS 4447 - 1980, BS 8110 - 1997, BS 445 - 447 - Anh.
  • Tiêu chuẩn EUROCODE 2 - Tiêu chuẩn Châu Âu
  • TCVN 445: 1995. Bê tông cốt thép đổ toàn khối - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu
  • Và các tiêu chuẩn có liên quan khác…

3. Ưu điểm nổi bật của bê tông dự ứng lực 

Bê tông dự ứng lực được các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao và được ứng dụng rộng rãi. Vậy lý do đâu mà loại sàn này được sử dụng phổ biến đến vậy? Hãy cùng xem những ưu và nhược điểm cụ thể dưới đây: 

3.1 Tính ứng dụng:

Công nghệ bê tông dự ứng lực được áp dụng trong nhiều dạng công trình khác nhau: nhà xưởng, cầu đường, nhà ở, khách sạn,... Các công trình có quy mô lớn như cầu đường, nhà xưởng chủ yếu là các dự án nước ngoài, đây là một trong những ưu điểm vượt trội của công nghệ này.

 

 3.2. Tiết kiệm thời gian

Bê tông dự ứng lực được sử dụng thép cường độ cao vì vậy khi thi công cần ít bê tông nhưng vẫn đảm bảo độ đàn hồi và độ cứng tốt hơn bê tông truyền thống. Do vậy việc lắp đặt và tháo dỡ coppha sẽ được diễn ra nhanh hơn. Đẩy mạnh tiến độ công trình ngày càng được nhanh chóng và kết thúc dự án sớm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Mặc dù tiến độ được đẩy nhanh nhưng về mặt kỹ thuật và chất lượng  vẫn được đảm bảo. Trên thực tế đã có rất nhiều công trình lớn trên thế giới đặc biệt các nước châu Âu thống kê có trên 70% vượt tiến độ khi áp dụng công nghệ này. Vì vậy công nghệ này được đánh giá cao và là phương án tối ưu trong ngành xây dựng hiện nay.

 

3.3 Tiết kiệm chi phí

Bê tông dự ứng lực có kết cấu bê tông và panel tiền chế là trọng lượng chính của nó, vì vậy giá thành phần xây dựng móng hay thân công trình đều được giảm hơn việc sử dụng kết cấu bê tông thường. Trên thực tế, rất nhiều công trình lớn có thể giảm giá thành đến mức tối đa đến 40% khi sử dụng công nghệ bê tông dự ứng lực.

 

Bê tông dự ứng lực có khả năng vượt nhịp lên đến 20m. Tuy nhiên độ vượt nhịp lý tưởng cho một công trình trong khoảng từ 8-12m được các chuyên gia nhận định là kết cấu nhịp không quá lớn. Bởi vậy, việc thi công công nghệ mới này luôn rẻ hơn bê tông truyền thống. Đặc biệt, công nghệ này không sử dụng đến ván khuôn sàn tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình thi công.

 

 

3.4 So sánh bê tông dự ứng lực với bê tông cốt thép thường 

a. Độ cứng

Bê tông dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép lên đến 80% tuy nhiên lại tăng chi phí bê tông cường độ cao, neo, thép cường độ cao và nhiều thiết bị khác nhưng không đáng kể. Khi kết cấu lớn thì độ cứng của khung sàn bê tông ứng lực sẽ nhỏ hươn đầm. Do vậy, khi so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp tăng độ cứng chịu lực có thể tương đương chất lượng nhiều nơi. 

b.  Độ an toàn

  • Khi được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện hành, kết cấu bê tông ULT có khả năng chịu tải giới hạn tương đương, thậm chí còn cao hơn so với BTCT.
  • Khả năng chịu tải trọng động, tải trọng lặp giữa hai loại vật liệu là tương đương
  • Cáp DƯL có khả năng chịu tải, cũng như quá tải của nền cao do huy động được diện tích chịu tải lớn, nền có khả năng phục hồi biến dạng đàn hồi trong trường hợp vượt tải hơn so với sàn BTCT
  • Khả năng kiểm soát sự xuất hiện vết nứt rất tốt do có sẵn ứng suất nén trước trong bê tông nên bê tông DƯL có nền do cáp dự ứng lực tạo ra để triệt tiêu ứng suất kéo của bê tông xuất hiện trong quá trình sử dụng do co giãn nhiệt, tải trọng sử dụng, quá tải…
  • Thép cường độ cao có khả năng nhạy cảm với nhiệt độ lớn hơn so với cốt thép thường nên bê tông ULT có khả năng chịu lửa hạn chế hơn, tuy nhiên do cáp dự ứng lực thường được bố trí theo dạng cong lên tại một số vị trí trên cấu kiện, bê tông ULT có ưu thế hơn về lớp bê tông bảo vệ
  • Do có cường độ vật liệu cao hơn, tiết diện thanh mảnh hơn. Kết cấu bê tông ULT đòi hỏi phải được chú ý nhiều hơn trong các khâu thiết kế, thi công và lắp dựng.
  • Tuổi thọ của kết cấu bê tông ULT không thua kém so với BTCT

 

c. Phạm vi áp dụng

  • Nhờ việc sử dụng vật liệu cường độ cao, bê tông DUL thích hợp với kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng nặng. Do có thể sử dụng tiết diện thanh mảnh nên kết cấu bê tông ULT đáp ứng được các yêu cầu mỹ quan
  • Bê tông ULT cũng phù hợp với cấu kiện đúc sẵn do có trọng lượng nhỏ vì vậy phù hợp với những công trình nhỏ như: nhà dân, khách sạn…

 

4. Sàn DUL có thể vượt nhịp được bao nhiêu ?

  • Sàn dự ứng lực có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, tuy nhiên vượt nhịp phổ biến và lý tưởng ở sàn dao động từ 10-12m nếu kết hợp cùng với các công nghệ sàn như TBOX thì vượt nhịp lên đến 16-20m.
  • Khả năng vượt nhịp tốt giúp công trình của bạn:
  • Khoảng cách và vị trí của cột và tường chịu lực cần lựa chọn để mang lại hiệu quả kinh tế, công năng sử dụng, và các yêu cầu khác: tiêu âm, cách nhiệt, chống cháy nổ,...
  • Trong trường hợp nhà đa chức năng như bãi để xe, thương mại và căn hộ, khoảng cách cột sẽ phải khác nhau đối với từng mục đích sử dụng, dẫn tới việc có thể cần phải sử dụng hệ sàn chuyển hoặc dầm chuyển.
  • Phương án kết cấu luôn cần phải được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo tính kinh tế. Trước đây nhịp sàn thường được chọn trong khoảng 8-9m, nhưng hiện nay các khẩu độ lớn hơn đã bắt đầu được sử dụng.
  • Với xu hướng tăng chiều dài vượt nhịp, tiêu chí về độ cứng ngày càng trở nên quan trọng, do đó trong thực hành, kích thước của sàn thường được chọn được lựa chọn dựa vào độ cứng hơn là độ bền. 

 

5. Quy trình kéo căng cáp DUL

  • Cáp dự ứng lực được chia thành 2 loại:
  • Đóng neo bó cáp kiểu dẹt
  • Đóng neo bó cáp kiểu tròn

 

5.1. Kéo căng cáp đầu dẹt

  • Cáp đầu dẹp thường được dùng trong các công trình với quy mô với diện tích nhỏ như: nhà dân, khách sạn, xưởng sản xuất... Trong đó các bó dẹt thường có từ 3-5 tao cáp, sử dụng kích kéo tao cáp đơn để kéo căng cáp trong quá trình thi công. Quá trình này được thực hiện đòi hỏi các cán bộ phụ trách kỹ thuật, các kỹ sư xây dựng am hiểu về kết cấu và công nghệ DUL.

a. Quy trình tháo hộc, đóng neo bó cáp kiểu dẹt:

 

  • Để chính xác về vị trí và số lượng đường cáp, đội thi công sẽ dùng sơn hoặc bút xóa để đánh dấu thứ tự đường cáp thuận tiện cho quá trình thi công và nghiệm thu về sau.
  • Tháo đầu hộc: tháo đầu hộc tạo không gian để đóng nêm, một khoảng trống để phù hợp với kích thước nêm. 
  • Đóng nêm và đóng neo: là công đoạn cuối cùng của thi công đầu cáp dẹt trước khi vào việc kéo cáp, khâu này rất quan trọng yêu cầu các nêm và đầu neo được thi công chặt và cố định.

b. Quy trình kéo cáp đầu dẹt

  • Kéo khử trùng: tăng áp lực từ 0 đến 5Mpa: công tác này được thực hiện lặp đi lặp lại cho từng sợi cáp trong 1 đường cáp, lực kéo không quá 25% lực thiết kế. 
  • Kéo 100% lực thiết kế: tăng áp từ từ lên áp lực 100% lực kéo theo thiết kế, lực kéo thiết kế cho mỗi sợi cáp sẽ được quy đổi thành chỉ số áp lực trên đồng hồ kéo áp Mpa dựa trên phương trình hiệu chuẩn của giấy hiệu chuẩn kích.
  • Trình tự kéo căng các tao cáp của bó cáp: kéo căng cáp được thực hiện từng tao cáp một tại mỗi bó cáp theo trình tự đảm bảo nguyên tắc kéo đối xứng, kéo từ trong ra ngoài.
  • Các bước kéo căng cho 1 tao cáp: 
  • Kéo căng cáp đến 15%Po cho tất cả đầu cáp của bó cáp 
  • Xịt sơn: đánh dấu vị trí cáp
  • Kéo căng cáp lên 100%Po độ giãn dài cáp sau khi kéo căng.

 



 

5.2  Kéo căng cáp đầu tròn

  • Cáp đầu tròn thường được dùng trong các công trình với quy mô lớn như: cầu đường, chung cư nhiều tầng, hay các công trình dầm lớn. Bó cáp tròn thường có từ 10 đến 20  tao cáp (được gọi là bó cáp đa sợi) , sử dụng kích đa đa sợi để kéo căng cáp trong quá trình thi công. 


a. Quy trình tháo hộc, đóng neo bó cáp kiểu tròn:

  • Đánh số thứ tự đường cáp: giống với thi công cáp kiểu dẹt, quá trình thi công sẽ được dụng sơn hoặc bút xóa để đánh dấu thứ tự đường cáp thuận tiện cho quá trình thi công và nghiệm thu về sau.
  • Tháo đầu hộc: tháo đầu hộc tạo không gian để đóng nêm, một khoảng trống để phù hợp với kích thước nêm. 
  • Đóng nêm: khác với cáp đầu dẹt, kết cấu tròn được luồn vào các tao cáp cố định và đóng chặt.

b . Quy trình kéo cáp đầu tròn

Trình tự kéo căng các tao cáp của bó cáp: kéo căng cáp được thực hiện cho tất cả các tao cáp tại mỗi bó cáp theo trình tự như sau: 

  • Kéo căng được thực hiện qua 04 cấp lực: 25%, 50%, 75%, 100% lực thiết kế.
  • Lực căng cho mỗi bó cáp được cho trong bản vẽ thi công:

 

  • Kéo 25% Po để khử độ chùng các tao cáp, hồi kích và kéo kích về phía sau, xịt sơn đánh dấu trên tao cáp tại vị trí thân neo xung quanh chu vi của nó.
  • Đẩy kích áp sát vào đầu neo, kéo lên 25% Po một lần nữa và đo độ giãn dài ban đầu bằng cách đo so với mốc. Ghi lại các giá trị đo vào biểu mẫu kéo căng.
  • Căng áp đến 75% Po, tiến hành đo độ giãn dài tại mức đó 
  • Căng áp đến 100% Po, giảm áp lực kéo đến 25% Po, tiến hành đo độ giãn dài
  • Xả áp lực kích về 0, kết thúc công tác kéo căng.
  • Kiểm tra độ đồng đều của các nêm neo
  • Đo độ giãn cáp từ mặt ngoài của đầu neo tới vạch sơn, ghi chép tiến hành tính toán báo cáo kéo căng

 

Nếu bạn có thông tin cần hỗ trợ xin vui lòng gửi về địa chỉ email: haithanhxaydung@gmail.com hoặc liên hệ: 0904.140.582

Các bài viết liên quan
Cách trang trí nhà ở bằng cây xanh cực ấn tượng

Khi nghĩ về việc trang trí không gian sống của mình, có lẽ cây xanh không phải lựa chọn đầu tiên mà bạn nghĩ đến. Thông thường, chúng ta sẽ tập trung vào sơn mà...

5 tip cải tạo nội thất nhà ở siêu đơn giản đón Tết

Bạn mong muốn cải tạo nội thất nhà ở sau một khoảng thời gian dài sử dụng mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải đối diện với quá nhiều sự ...

Dịch vụ thiết kế nội thất uy tín, chất lượng cao tại Hải Phòng

Dịch vụ thiết kế nội thất ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn với mong muốn tạo ra một không gian sống và làm việc lý tưởng...

Cập nhật bảng giá xây dựng trọn gói mới nhất 2024

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ xây dựng trọn gói? Bạn không biết giá xây dựng trên thị trường là bao nhiêu? Làm sao để tìm được đơn vị thiết kế, thi công nhà uy ...

1. Sàn cáp dự ứng lực đã phát triển từ khi nào?

2. Các tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu được sử dụng để thiết kế và thi công theo giải pháp sàn cáp dự ứng lực:

3. Ưu điểm nổi bật của bê tông dự ứng lực 

4. Sàn DUL có thể vượt nhịp được bao nhiêu 

5. Quy trình kéo căng cáp DUL