Tại sao bạn nên lựa chọn sàn phẳng TBOX thay vì sàn dầm truyền thống?
Xã hội ngày càng phát triển, điều này hướng con người đến những thứ hoàn hảo trong cuộc sống, nếu ngày trước nhu cầu của con người chỉ là “Ăn no - Mặc ấm” thì ngày nay tất thảy đều hướng đến “Ăn ngon - Mặc đẹp”. Trong việc xây nhà cũng vậy, nếu ngày trước con người chỉ cần một chỗ ở để có thể che mưa che nắng thì ngày nay, họ hướng đến tính thẩm mỹ nhiều hơn. Họ mong muốn ngôi nhà của mình không chỉ vững chắc để che chở và bao bọc cho họ mà họ còn muốn căn nhà trở thành nơi để họ có thể nghỉ ngơi, an dưỡng, là nơi mà họ có thể tự hào mỗi khi nhắc đến và bạn bè thì ngưỡng mộ vì họ sở hữu một căn nhà đẹp, sang trọng.
Giữa việc lựa chọn sàn phẳng TBOX và sàn bê tông truyền thống để xây dựng lên căn nhà của mình, chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án nào? Phương án nào sẽ tối ưu nhất cho việc xây dựng ngôi nhà của chủ đầu tư? Hãy cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu và so sánh qua bài viết này nhé!
1. Về kỹ thuật
a. Ưu điểm
Sàn bê tông cốt thép truyền thống:
- Sàn bê tông truyền thống có hệ thống dầm cột chắc chắn, đảm bảo độ an toàn cho các công trình cao tầng.
- Độ cứng của hệ dầm sàn khi chịu tải ngang (động đất, gió) cũng như khả năng liên kết sàn vào cột là đảm bảo kiểm soát được khi tính toán.
- Hệ kết cấu dầm sàn toàn khối, đảm bảo độ cứng theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Khả năng chống cháy tốt.
- Vật liệu bê tông chủ yếu làm từ vật liệu sẵn có như cát, đá…có khả năng chống chịu cao đối với các xâm thực và xói mòn từ yếu tố môi trường bên ngoài, đảm bảo kết cấu bền vững cho công trình.
Mô hình sàn bê tông cốt thép truyền thống
Sàn phẳng TBOX
- Sàn phẳng TBOX có hệ thống dầm được thiết kế theo nguyên lý 2 phương toàn khối. Hệ sàn bao gồm các dầm chữ I giao thoa theo 2 phương vuông góc. Khoảng cách các dầm I là 52 + b cm, trong đó b là bề rộng bụng dầm (từ 8 - 20 cm) nhằm mục đích giảm trọng lượng bản thân sản và vượt nhịp lớn.
- Sàn nhẹ TBOX là hệ sàn phẳng hai phương toàn khối , các dầm chìm trong sàn đan xen hình ô cờ làm tăng khả năng chịu tải trọng của sàn.
- Sàn phẳng – không dầm tạo chiều cao thông thủy lớn, dễ dàng lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
- Sàn phẳng – không dầm tạo chiều cao thông thủy lớn, dễ dàng lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
- Một ưu điểm vượt trội của sàn TBOX chính là hệ thống lưới cột. So với sàn truyền thống, hệ sàn TBOX tiết kiệm số lượng và tiết diện cột, thuận tiện hơn trong việc bố trí cột một số công trình cần không gian mở như: trung tâm thương mại, hầm xe, tòa nhà dân dụng…
- Tải trọng bản thân sàn TBOX nhẹ hơn từ 10 - 30% so với sàn bê tông truyền thống, do vậy, đây là giải pháp lý tưởng để tối ưu tiết diện lưới cột và tối ưu kích cỡ phần móng.
- Giảm chiều dày sàn cũng như giảm chiều cao tổng thể của tòa nhà. Cùng 1 chiều cao tổng thể, khi sử dụng sàn phẳng TBOX có thể tăng số lượng tầng so với sàn truyền thống.
- Sàn TBOX cho phép khả năng vượt nhịp lớn và chịu tải cao đặc biệt phù hợp với mọi loại công trình yêu cầu không gian rộng và thoáng đãng.
- Sử dụng sàn TBOX có thể linh hoạt bố trí lưới, cột và tường ngăn, giúp các kiến trúc sư có thể thoải mái sáng tạo với khoảng không gian linh hoạt.
- Sàn TBOX do sàn dày hơn sàn dầm truyền thống (từ 10 -12cm) Và có lỗ rỗng đóng vai trò làm đệm không khí tiêu âm nên cách âm, cách nhiệt hơn hẳn so với sàn sàn dầm. Các công trình sử dụng sàn phẳng TBOX ít hao phí năng lượng, tiết kiệm điện năng và không phải xử lý chống nóng, chống ồn công trình đặc biệt rất phù hợp với tầng mái trên cùng của công trình.
Mô hình sàn phẳng TBOX
b. Nhược điểm
Ra đời sớm nhất và được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên, sàn bê tông truyền thống vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Hệ dầm sàn có tải trọng lớn làm tăng tải trọng xuống móng. Nhịp nhỏ, hệ thống lưới cột dày gây hạn chế khả năng mở rộng không gian trong thiết kế. Sàn có dầm nên không phẳng, khó cho việc thi công đường ống kỹ thuật, thẩm mỹ và hạn chế chiều cao thông thủy.
Công nhân Hải Thành thi công lắp hộp TBOX
2. Về thi công xây dựng
a. Ưu điểm
Sàn bê tông cốt thép truyền thống
- Cho đến nay, thi công xây dựng sàn bê tông truyền thống vẫn là phương pháp phổ biến nhất trong xây dựng. Đây là biện pháp thi công truyền thống với người Việt Nam nên trong vấn đề thi công, công nhân lành nghề có thể nhanh nhạy giải quyết nhanh nhạy khi có sự cố xảy ra.
- Do biện pháp thi công tương đối quen thuộc, việc lựa chọn nhà thầu thi công cũng trở nên dễ dàng hơn.
Hình ảnh sàn bê tông truyền thống trong thực tế
Sàn phẳng TBOX
- Thi công nhanh gọn (7 ngày/sàn), đơn giản, gần giống thi công sàn bê tông truyền thống
- Không cần sử dụng các thiết bị vận chuyển và nâng đỡ phức tạp.
- Việc thi công phần cốp pha nhanh gọn hơn do sàn phẳng và không có dầm.
- Gia công thép nhanh hơn do có ít chủng loại thép.
Hình ảnh sàn phẳng không dầm TBOX trong thực tế
b. Nhược điểm
So sánh với sàn phẳng TBOX, việc thi công sàn bê tông truyền thống vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Tiến độ thi công chậm chủ yếu là do công tác lắp ghép cốp pha và thép cho dầm, sàn.
- Sàn có dầm nên việc thi công đường ống kỹ thuật sẽ khó khăn hơn.
- Sàn bê tông truyền thống mỏng hơn sàn TBOX từ 8-20cm nên cách âm, cách nhiệt kém hơn
Không gian bị thu hẹp do sàn bê tông cốt thép truyền thống sử dụng nhiều dầm cột để chống đỡ
3. Về hiệu quả kinh tế
So với sàn bê tông truyền thống, sàn phẳng TBOX mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt:
Sàn phẳng TBOX tiết kiệm 10% đến 30% khối lượng bê tông, cốt thép so với sàn truyền thống giúp nhà thầu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Giá thành hợp lý do chủ yếu sử dụng vật liệu tái chế nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công trình.
Sàn phẳng TBOX tiết kiệm diện tích, làm không gian thông thoáng
Thi công đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn, không đòi hỏi số lượng nhân công lớn, cũng như các phương tiện cơ giới nâng đỡ cồng kềnh cho phép nhà thầu tiết kiệm chi phí công nhân và thời gian thi công công trình.
Hệ thống hộp TBOX có thể xếp chồng thành từng chồng pallet, giúp dễ dàng vận chuyển, bốc xếp và chi phí kho bãi.
4. Thân thiện với môi trường
Khác biệt với sàn truyền thống, điểm đặc biệt đáng nói đến ở đây của giải pháp sàn phẳng TBOX chính là sự thân thiện với môi trường. Cốp pha TBOX hoàn toàn được chế tạo từ vật liệu nhựa tái chế polypropylene. Đồng thời hệ thống sàn TBOX với các lỗ rỗng nằm chìm trong sàn làm giảm việc truyền âm, truyền nhiệt giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho sàn. Sàn TBOX hoàn toàn phù hợp với xu hướng giải pháp xây dựng công trình xanh trong tương lai.
Lợi ích của sàn phẳng TBOX
5. Tại sao nên lựa chọn sàn phẳng TBOX trong xây dựng?
Nhắm đến xu hướng thị trường xây dựng hiện nay, giải pháp xây dựng mới sàn TBOX hoàn toàn cho phép nhà thầu giải quyết mong muốn: “Tôi muốn xây một tòa nhà chất lượng đạt chuẩn quốc tế với giá thành hợp lý nhất”. Sàn TBOX hiện tại là giải pháp tối ưu nhất khắc phục các nhược điểm về kỹ thuật, về chất liệu vật liệu và độ bền vững của công trình so với hệ thống sàn khác. Thêm vào đó, với biện pháp thi công đơn giản, nhanh gọn, thi công xây dựng sàn TBOX giải quyết phần nào nỗi lo về mất an toàn lao động trong xây dựng.
Sàn phẳng TBOX sau khi tháo dỡ cốp pha.
Trên đây là một vài thông tin Xây dựng Hải Thành muốn cung cấp cho quý khách hàng để khách hàng thuận tiện cho việc đưa ra phương án lựa chọn phương pháp và cách thức thi công ngôi nhà của mình. Mang trao tận tay cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi cam kết, sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng để khách hàng có thể đưa ra quyết định cho căn nhà yêu thương của mình.
Các bài viết liên quan:
Hải Thành - Đơn vị thiết kế thi công sàn phẳng không dầm tại Hải Phòng
Tổng hợp các dự án tiêu biểu sàn phẳng không dầm TBOX 2023
Thiết kế và thi công sàn hộp TBOX công trình tại Lào
Mời quý khách hàng xem báo giá chi tiết tại đây: BÁO GIÁ CHI TIẾT MỚI NHẤT
Cáp bám dính và không bám dính là hai loại được sử dụng trong sàn dự ứng lực, một kỹ thuật xây dựng cho phép tạo ra các kết cấu bê tông cường độ cao và linh hoạ...
Thi công trọn gói là dịch vụ cung cấp toàn bộ quá trình thi công công trình xây dựng bao gồm: thiết kế, mua sắm vật tư, lập kế hoạch thi công cho đến việc hoàn ...
Gỗ MDF (Medium-density fiberboard) là một trong những vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nội thất hiện đại. Được sản xuất từ gỗ tái chế và các chất kết dính c...
Cáp dự ứng lực đã dần trở thành giải pháp tối ưu trong ngành xây dựng. Một trong những quy trình quan trọng để đạt được chất lượng mong muốn...