So sánh hiệu quả giữa sàn dự ứng lực và sàn bê tông truyền thống
Từ những ngôi nhà đơn sơ của người xưa, kiến trúc đã trải qua một hành trình dài để tạo nên những công trình hiện đại, sang trọng, đồ sộ. Trước đây, con người chủ yếu sử dụng kỹ thuật thủ công để xây dựng. Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã đem đến những đột phá mới. Điển hình là sàn dự ứng lực.
Sàn dự ứng lực ra đời và được ứng dụng khá phổ biến hiện nay, đem lại những ưu thế hơn so với sàn bê tông truyền thống. Vậy sự khác biệt đó là gì? Cùng Xây dựng Hải Thành tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên lý hoạt động sàn dự ứng lực và sàn bê tông truyền thống
Sàn bê tông truyền thống
Sàn bê tông truyền thống là loại sàn quen thuộc trong xây dựng, được cấu tạo từ hỗn hợp bê tông và cốt thép. Trong đó, cốt thép đóng vai trò chịu lực kéo khi bê tông chịu lực nén. Loại sàn này có ưu điểm về chi phí thi công thấp cùng công nghệ thi công đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, sàn bị hạn chế về các tiêu chí như độ võng lớn, chịu lực kém, tải trọng cao.
Tình trạng nứt rạn bê tông xảy ra ở sàn truyền thống
Sàn dự ứng lực
Khác với sàn bê tông truyền thống, sàn dự ứng lực là một bước tiến trong công nghệ xây dựng. Thay vì chỉ sử dụng cốt thép, sàn dự ứng lực còn sử dụng cáp thép có cường độ cao và được căng trước khi bê tông đông cứng. Qua đó, lực căng của cáp thép tạo ra một ứng suất nén ban đầu trong bê tông, giúp giảm thiểu lớn các vết nứt rạn do lực kéo.
Như vậy, theo đánh giá ban đầu, sàn cáp dự ứng lực sẽ có độ võng nhỏ, khả năng chịu lực lớn, tạo nhịp cầu lớn hơn so với sàn bê tông truyền thống thông thường.
Sàn cáp dự ứng lực là một cải tiến của công nghệ xây dựng
>> Xem thêm: Quy trình thi công cáp dự ứng lực
Hiệu quả giữa sàn dự ứng lực và sàn bê tông truyền thống
Sàn bê tông truyền thống và sàn dự ứng lực không hề xa lạ trong lĩnh vực xây dựng. Vậy hiệu quả giữa 2 loại sàn này như thế nào? Cùng Hải Thành so sánh nhé!
Sàn bê tông truyền thống | Sàn dự ứng lực |
Sàn chỉ tạo được một diện tích nhỏ, phải bố trí nhiều khe co giãn theo cả 2 phương. Do đó tăng chi phí tạo khe co giãn trong quá trình thi công và tăng chi phí bảo trì trong quá trình sử dụng. | Sàn tạo được một diện tích lớn mà không cần phải để khe co giãn (diện tích lớn nhất lên đến 100mx100m). Do đó giảm chi phí tạo khe co giãn trong quá trình thi công và giảm chi phí bảo trì trong quá trình sử dụng. |
Sàn bị hiện tượng lún lệch giữa các khu vực lớn do nền bị chia ra nhiều khu vực nhỏ bởi các khe co giãn. Đặc biệt lún lệch tại vị trí khe co giãn giữa 2 phần sàn làm cho sàn không phẳng. Do đó, quá trình di chuyển xe nâng hàng trong nhà xưởng bị bất tiện và có thể làm vỡ bê tông nền. Việc này dẫn tới tăng chi phí bảo trì nền xưởng. | Hiện tượng lún lệch giữa các khu vực trong nền nhỏ do nền hầu như không có khe co giãn nên dễ dàng tạo được một nền siêu phẳng. Do đó, xe di chuyển và nâng hàng trong xưởng rất thuận tiện và không làm vỡ bê tông nền. |
Khả năng chịu tải cũng như quá tải kém do phạm vi chịu tải được chia ra ở nhiều phần sàn khác nhau. | Khả năng chịu tải cũng như quá tải của nền cao do huy động được diện tích chịu tải lớn. Nền có khả năng phục hồi biến dạng đàn hồi trong trường hợp vượt tải. |
Khả năng kiểm soát sự xuất hiện vết nứt kém do khả năng chịu kéo của bê tông cốt thép kém. Do đó, vết nứt xuất hiện trong quá trình sử dụng do co giãn nhiệt, tải trọng sử dụng, quá tải,... là rất cao nếu không có giải pháp thiết kế, thi công phù hợp. | Khả năng kiểm soát sự xuất hiện vết nứt rất tốt do có sẵn ứng suất nén trước trong bê tông nền do cáp dự ứng lực tạo ra để triệt tiêu ứng suất kéo của bê tông xuất hiện trong quá trình sử dụng do co giãn nhiệt, tải trọng sử dụng, quá tải,.. |
Chiều dày nền, khối lượng tháp thường lớn hơn. | Giảm chiều dày sàn, giảm khối lượng thép thường nên giảm chi phí nền. |
Quy trình tính toán thiết kế cũng như thi công không quá phức tạp, chỉ cần cán bộ và đội ngũ công nhân có chuyên môn ở mức độ trung bình. | Quy trình tính toán thiết kế cũng như thi công phức tạp hơn, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ cũng như công nhân có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản. |
Sử dụng bê tông có độ bền thấp hơn. | Sử dụng bê tông có độ bền cao hơn. |
Sử dụng vật tư trong nước nên chủ động được thời gian thi công. | Vật tư cáp dự ứng lực phải nhập khẩu nên cần có thời gian để chủ động trong quá trình thi công. |
Sàn dự ứng lực có khả năng vượt nhịp lớn
>> Xem thêm: Dự ứng lực là gì? Ưu điểm bê tông dự ứng lực trong xây dựng
Kết luận
Qua so sánh trên, có thể thấy cả 2 loại sàn bê tông truyền thống và sàn dự ứng lực đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại sàn nào tuỳ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, kinh phí và điều kiện thi công của từng dự án cụ thể.
Như vậy, đối với những dự án yêu cầu nhịp lớn, khả năng chịu lực cao, độ võng nhỏ thì sàn dự ứng lực là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, đối với các công trình có quy mô nhỏ và trung bình, việc lựa chọn sàn bê tông truyền thống vẫn là giải pháp kinh tế, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Dẫn lối tiên phong trong công cuộc thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Hải Thành tự hào là đơn vị mang đến những công trình chất lượng cao cho khách hàng.
>> Xem thêm: Hải Thành - Tổng hợp các dự án bê tông dự ứng lực đã hoàn thành 2023
Địa chỉ:
- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh
Hotline : 0904.140.582
Gmail: haithanhxaydung@gmail.com
Website: www.haithanh.vn
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...