Thiết kế và thi công sàn phẳng
Thiết kế và thi công sàn phẳng

So sánh chi phí giữa sàn phẳng và sàn bê tông truyền thống

Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, việc lựa chọn loại sàn phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng dự án. Hai loại sàn phổ biến hiện nay được ứng dụng là sàn phẳng không dầm và sàn bê tông truyền thống. 

Bài viết dưới đây sẽ so sánh chi phí giữa sàn phẳng và sàn bê tông truyền thống, giúp bạn có cái nhìn tổng quan để đưa ra lựa chọn tối ưu cho công trình. Hãy cùng Hải Thành theo dõi nhé! 

Đặc tính kỹ thuật và kết cấu 

Sàn phẳng và sàn bê tông truyền thống có những đặc tính kỹ thuật và kết cấu như sau:

Đặc tính Sàn phẳng  Sàn bê tông truyền thống 
Kết cấu chính Sử dụng các hộp nhựa hoặc tấm xốp EPS kết hợp với lưới thép và bê tông. Đặc biệt không có dầm chính.  Sử dụng dầm bê tông cốt thép truyền thống. 
Độ dày  Mỏng, giảm tải trọng cho công trình.  Dày, chịu lực tốt hơn. 
Trọng lượng Nhẹ hơn, qua đó giảm tải trọng cho móng và kết cấu.  Nặng hơn, gây áp lực lớn hơn lên móng. 
Độ võng  Độ võng nhỏ hơn, bề mặt sàn phẳng hơn.  Độ võng lớn hơn, bề mặt sàn có thể không đảm bảo độ phẳng tuyệt đối. 
Khả năng chịu lực  Tải trọng được phân bổ đều, chịu lực tốt  Chịu tải trọng ngang tốt 


>> Xem thêm: Sàn phẳng không dầm: Thiết kế - Thi công và ứng dụng hiện nay 

Tiến độ và kỹ thuật thi công

Sàn bê tông truyền thống đã được ứng dụng nhiều nên quá trình thi công cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên, sàn có dầm nên phần nào gây bất tiện cho việc thi công đường ống cũng như kỹ thuật và thẩm mỹ. 

Ngược lại với sàn bê tông truyền thống, sàn phẳng không dầm có tiến độ thi công nhanh hơn bởi không cần đổ bê tông dầm. Ngoài ra, có thể thi công đồng thời nhiều vị trí, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình. 

Sàn phẳng và sàn bê tông truyền thống có tiến độ thi công khác nhau 

Hiệu quả kinh tế 

Sàn bê tông truyền thống 

- Không có sự linh hoạt trong bố trí mặt bằng cột bởi các cột cần theo lưới thẳng nhau. 

- Cần tính toán kiểm tra kỹ và bổ sung dầm gia cường nếu cần đục lỗ hay thay đổi công năng. 

- Chiều cao dầm khá lớn, làm giảm tính thông thuỷ của tầng, gây thiếu thẩm mỹ. 

- Áp dụng chủ yếu cho các công trình dân dụng. 

Sàn phẳng không dầm 

- Có sự linh hoạt trong bố trí mặt bằng cột bởi các cột không nhất thiết phải bố trí vuông góc và thẳng hàng. 

- Dễ dàng thay đổi vị trí tường ngăn, đáp ứng các nhu cầu bố trí nội thất. 

- Giảm được chiều dày của hệ dầm sàn, gia tăng chiều cao thông thuỷ, nhờ đó tăng số lượng tầng. 

- Áp dụng rộng rãi cho các công trình như chung cư, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe, hay các dự án công cộng,... 

Thi công sàn phẳng không dầm HTBOX cho công trình nhà ở 5 tầng tại Hải Phòng

>> Xem thêm: Sàn phẳng HTBOX và những lợi ích vượt trội trong xây dựng

Kết luận 

Tóm lại, cả sàn phẳng và sàn bê tông truyền thống đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc so sánh hiệu quả giữa hai loại sàn này giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về dự án của mình, nhằm đưa ra được những quyết định đúng đắn. 

Hãy lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao để đảm bảo dự án của bạn được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng cao nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá chi tiết cho dự án của bạn! 

 

Địa chỉ:

- Hải Phòng: Số 126 Hoàng Ngọc Phách, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng

- Quảng Ninh: Số 21 lô B đường Trần Thái Tông, phường Cao xanh, TP Hạ Long, Quảng Ninh 

Hotline : 0904.140.582

Gmail: haithanhxaydung@gmail.com

Website: www.haithanh.vn 

Các bài viết liên quan
Tại sao nên chọn kết cấu sàn không dầm thay cho sàn dầm truyền thống?

So với sàn dầm truyền thống, kết cấu sàn không dầm đem lại nhiều ưu điểm vượt trội. Điều này đã được chứng minh thông qua rất nhiều dự án được thi công hiện nay...

Sàn không dầm dày bao nhiêu? Độ dày sàn không dầm

Sàn không dầm ngày càng trở nên phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay. “Độ dày sàn không dầm là bao nhiêu để đảm bảo độ bền và chịu lực?” “Liệu có một...

Sàn hộp HTbox với sàn bê tông cốt thép: Nên chọn loại nào?

Hiện nay, ngành xây dựng có những công nghệ sàn mới ưu Việt, dần thay thế cho sàn bê tông truyền thống. Trong đó, có thể kể đến sàn hộp HTbox. Tuy nhiên, không ...

Bản vẽ kết cấu sàn không dầm trong thi công sàn

Sàn phẳng không dầm đang được ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam nhờ những ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông dầm truyền thống. Vậy kết cấu sàn không dầm như th...

Sàn hộp HTBOX - Đồng hành cùng công nghệ xanh

Với thiết kế thông minh cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, HTBOX không chỉ mang đến vẻ đẹp tinh tế cho không gian sống mà còn góp phần bảo vệ môi trường ...