So sánh cáp bám dính và không bám dính trong kết cấu DUL
Cáp bám dính và không bám dính là hai loại được sử dụng trong sàn dự ứng lực, một kỹ thuật xây dựng cho phép tạo ra các kết cấu bê tông cường độ cao và linh hoạt. Mỗi loại cáp có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các ứng dụng khác nhau trong thiết kế và thi công sàn dự ứng lực. Bài viết sau đây, Hải Thành sẽ giúp bạn tìm hiểu và so sánh 2 loại cáp này.
1. Giới thiệu hai loại cáp
Hiện tại có hai loại cáp dùng phổ biến cho kết cấu DUL là cáp bám dính (Bonded) và không bám dính (Unbonded). Chúng được dùng trong kết cấu dự ứng lực căng sau.
Cáp không bám dính (Unbonded Tendon)
Cáp không bám dính có cấu tạo gồm 1 bó cáp từng sợi riêng lẻ có đường kính 12.7mm hoặc 15.24mm ở bên trong và được bao bọc với phần vỏ bọc nhựa, mỗi sợi cáp đơn sẽ có đầu treo riêng, được căng riêng theo từng sợi. Giữa vỏ nhựa và cáp có lớp dầu cho phép cáp di chuyển bên trong vỏ nhựa này.
Cấu tạo cáp không bám dính
Lực căng cáp được truyền vào sàn chỉ đi qua 2 đầu neo và tạo thành lực nén trước vào bê tông ở đó. Phần vỏ bọc nhựa bên ngoài có công dụng ngăn lực dính bám vào bê tông, bảo vệ cáp trong khi thi công, chống hiện tượng ăn mòn do hóa chất và hơi ẩm từ bên ngoài.
Hình ảnh cáp không bám dính
Cáp bám dính (Bonded Tendon)
Cáp bám dính có cấu tạo tao cáp trong 1 bó chung với 1 một đầu neo ở mỗi đầu, thường được căng bằng cách kích và cắt neo theo từng cao riêng biệt. Các ống ghen dẹt thường dùng cho sàn còn các ống ghen tròn thì dùng cho cầu và dầm. Phần vỏ ống ghen thường được làm bằng vật liệu tôn mỏng là chủ yếu.
Cấu tạo cáp bám dính
Cách hoạt động của cáp bám dính chính là tạo ra lực dính bám với bê tông dọc theo chiều dài sợi cáp bằng việc bơm vữa vào và lấp đầy ống ghen, sau khi căng và cắt đầy các cáp. Vữa bơm sẽ tạo ra được lực bám dính liên tục giữa các cáp và ống ghen, chống ăn mòn cho cáp.
Đầu neo cố định của cáp bám dính
Ở Việt Nam thì cáp bám dính rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong thi công công trình xây dựng.
2. So sánh 2 loại cáp
Bảng so sánh cáp bám dính và không bám dính
Đặc điểm | Cáp bám dính | Cáp không bám dính |
Cấu tạo | 1 bó cáp chung | sợi đơn |
Độ phổ biến tại Việt Nam | phổ biến | không phổ biến |
Ứng suất trong cáp | cao | thấp |
Yêu cầu hàm lượng cốt thép tối thiểu | chưa có tiêu chuẩn | tiêu chuẩn ACI |
Thi công | tốn nhiều thời gian | dễ thi công, tốn ít thời gian |
Độ bền | phần lớn phụ thuộc vào chất lượng và kỹ thuật thi công | dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường |
Sửa chữa | khó sửa chữa | dễ sửa chữa, thay thế |
3. Vì sao cáp bám dính được ưa chuộng tại Việt Nam?
Có nhiều lý do để cáp bám dính phổ biến tại Việt nam trong đó phải kể đến một số ý chính sau:
- Khí hậu Việt Nam ẩm ướt, cáp bám dính ít bị ảnh hưởng bởi khí hậu, ít bị ăn mòn. Độ bền của cáp phụ thuộc nhiều hơn vào chất lượng và kỹ thuật thi công.
- Ứng suất của cáp bám dính cao hơn nếu trong cùng điều kiện ứng suất căng ban đầu và quỹ đạo cáp.
- Khả năng chịu tải trọng và yêu cầu về chiều dày lớp bê tông bảo vệ không có sự khác nhau giữa 2 loại cáp.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các kiến thức về 2 loại cáp. Nếu bạn muốn tìm hiểu về dự ứng lực, hãy tìm đến chúng tôi. Xây dựng Hải Thành là đơn vị thi công uy tín trong lĩnh vực sàn dự ứng lực. Với đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công. Chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp xây dựng hiệu quả và an toàn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Trong bối cảnh xây dựng hiện đại hiện nay, với sự đa dạng các vật liệu mới, cọc tre vẫn giữ được vai trò quan trọng đối với các công trình nhỏ và vừa. Tuy nhiên...
Bê tông cốt thép đã trở thành “bộ khung” không thể thiếu trong hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng. Nhờ độ bền...
Trong bối cảnh thị trường xây dựng sôi động, việc nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng là một điều rất cần thiết cho các chủ đầu tư và nhà thầu. Hiểu rõ ...
Thiết kế, thi công móng móng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng nhà xưởng. Một thiết kế móng tốt không chỉ...
Tối ưu hoá không gian và tiết kiệm chi phí ngay từ khi thi công là ưu điểm mà sàn phẳng không dầm đem lại. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào...