Banner
Thiết kế và thi công dân dụng

QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG NỀN CHO CÔNG TRÌNH NHÀ Ở DÂN DỤNG

Thi công móng nền là một trong những công đoạn quan trọng của mỗi công trình, dù là  nhà xưởng, tòa nhà, khách sạn hay nhà ở dân dụng thì cấu trúc móng luôn được quan tâm hàng đầu bởi công trình có được chắc chắn và an toàn hay không phụ thuộc 80% vào kết cấu móng. Trong bài viết này, Hải Thành sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình thi công móng chuyên nghiệp: 

 

1. Công tác chuẩn bị thi công móng nền

a. Đào đất móng, sửa đất móng: 

 Quá trình này được diễn ra qua nhiều công đoạn: đào đất móng, tập kết, xử lý vật liệu và đắp đất. Ngoài ra, khi đào đất hố móng còn bao gồm việc đào bỏ các vật liệu không phù hợp nằm dưới đáy móng, cung cấp và đổ vật liệu đắp bù, lấp hố móng sau khi thi công. Do đó, bạn nên thuê các đơn vị thi công nhà trọn gói để đảm bảo tiến độ công trình và kỹ thuật thực hiện.

 

https://lh6.googleusercontent.com/xzkMNhL7QKUz62HJFYvc90X-FxTwKYwmusFrmRivvm084cjyKxi7RTqBn8IBcTVsw9KTODgw-bxZlhc_81thgqFOF99j--Rao35DWJV7puNFz5cvuYYKjIjmQX4ECWgmOwVW4174=s0

 

b. Ghép ván khuôn bê tông lót móng: 

Bê tông được đổ 5-10cm đảm bảo các yếu tố:

  • Ván khuôn chắc chắn đạt độ dày theo yêu cầu, không bị biến dạng trong quá trình thi công do trọng lực của bê tông và cốt thép
  • Ván khuôn phải kín không có lỗ hổng tránh bị chảy xi măng ra ngoài khi đổ
  • Ván đúng hình dạng và kích thước theo cấu kiện cũng như bản thiết kế
  • Ván khuôn sàn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chất liệu, kích thước và khả năng chịu lực
  • Tiến hành ghép ván khuôn

https://lh3.googleusercontent.com/VK3w8uKmDGp0Vr2PiY7ZZFuqXgUKFgcFL4SRIESGdZhiwYi7XpW7WzycA-v0wlq2FvQM57U43xoApmd-TtSUNwo6i8hDZSz0aHafiMg_vz4MkX7hNm6GDCBzwmRT8Qo6bZ_PJOmh=s0

 

c. Đổ bê tông lót móng

 Đổ bê tông lót móng là khâu vô cùng quan trọng bởi các lý do sau:

  • Bê tông làm phẳng bề mặt thi công
  • Chống mất nước xi măng của lớp bê tông phía trên
  • Tránh độ lún và biến dạng của lớp đất nền
  • Bảo vệ lớp bê tông móng

 

d.Trắc đạc móng:

  • Khảo sát, định vị và kiểm tra cọc trước khi ép cọc và định vị cọc
  • Tọa độ của cọc sẽ được đo bằng máy toàn đạc - loại máy móc đo có độ chính xác cao, đảm bảo số liệu trong thiết kế.

 

e. Gia công, lắp đặt cốt thép móng:

 

- Chuẩn bị vật liệu:

+ Chuẩn bị và kiểm tra thép: thép được nhập về phải qua kiểm tra chủng loại và kích cỡ sao cho đúng như trong bản vẽ và hợp đồng. Kiểm tra chất lượng thép xem có han gỉ hay không để không ảnh hưởng đến quá trình thi công

+ Vệ sinh thép: trước khi đưa vào thi công và sử dụng, thép được đưa vào vệ sinh rồi mới lắp đặt vào cấu kiện. Thép bị han gỉ mà tiết diện >2% sẽ loại bỏ thép, còn thép chỉ bị bám bùn đất thì tiến hành làm sạch qua dòng nước có cường độ cao.

 


- Gia công cốt thép:

Bước này yêu cầu phải đúng với chi tiết thép của cấu kiện và quy định chung của hồ sơ thiết kế. Tiến hành đọc bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt… Chi tiết thép phải tuân thủ vị trí nối thép. Trong quá trình gia công thép, cần có sự giám sát của CĐT và NTC.

 

- Yêu cầu để lắp đặt cốt thép móng:

Lắp dựng cốt thép yêu cầu đúng kỹ thuật, vị trí, độ chính xác cao. Đối với móng cần đi theo hệ thống định vị cốp pha dầm sàn đã gia công từ trước đó.

+ Lớp bảo vệ của cốt thép phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện. Khung thép chính cần định dạng ổn định, để đảm bảo an toàn.

+ Thép đai thi công cần thẳng đứng và đánh dấu bằng phấn lên thép để công nhân xác định buộc đai. Bước này đòi hỏi công nhân phải tỉ mỉ, chính xác, 

https://lh5.googleusercontent.com/5p6k1Imc4dj_rNc5Jth73M2NrgWukv4SKPTXSTe-36EI5A635mIJzSlt4zvPn1fB9iH5bMLuvwRKGisPx_9o5XS5tLvhcp6ImZN-ggMWTKxq4U4cG7A737_6i_uVP__spD0kwvb6=s0

 

f. Gia công, lắp đặt ván khuôn móng: 

  • Ván khuôn: có cấu tạo thành nhiều bậc, ở giữa có mốc móng để lắp ghép cột. Ván khuôn móng được làm bởi ván phủ phim có chiều dày từ 15-18mm, được cố định thành móng bằng cọc đóng xuống nền đất. Lắp đặt ván khuôn đúng kích thước hình học, đảm bảo ổn định trong quá trình đổ bê tông

 

2. Quá trình đổ bê tông và hoàn thiện móng

a. Đổ bê tông móng:

Để đảm bảo kết cấu công trình được bền vững và đảm bảo, thì việc áp dụng các kỹ thuật vào đổ bê tông móng là điều rất cần thiết.

- Đầu tiên, đặt lưới thép móng vào đúng vị trí theo quy định. Bạn cần phải đặt lưới thép theo bản vẽ cốt thép móng quy định để đảm bảo tính an toàn của công trình.

 - Khi bê tông đã được chuyển đến, tại vị trí móng sẽ đổ hoặc bơm bê tông vào. Bê tông sau khi đổ cần phải đảm bảo có mặt phẳng nhẵn và tạo được độ dốc cho bê tông. Kỹ thuật đổ bê tông móng là xa trước gần sau và sử dụng gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra.

- Một số chú ý khi thi công đổ bê tông cho móng:

  • Đầm dùi thật kỹ và trộn đều các thành phần để bê tông được phân bố đều hết trong toàn bộ kết cấu.
  • Không đứng trực tiếp lên thành cốp pha để tránh tình trạng sai lệch vị trí cốp pha hoặc cốt thép.
  • Không để hố móng ngập trong nước tránh làm giảm chất lượng của xi măng khối bê tông sẽ bị suy giảm.


 

 

b. Tháo ván khuôn móng :

Sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng của bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công tiếp theo.

 

 https://lh5.googleusercontent.com/Bbuig50VzLAM8GIxHvTk1PBwXEEjPMO70ie_nA6hLJ43QSUSyi84Mr50zfEF9joOc_kMQJg6R9QjFoPO2OR8n2e9FmdjM0gxCl4oMH-KLAn5r3uVgEPtvT5HDQBjIks3UP8UFwBQ=s0

 

c. Thi công bể ngầm: bể nước, bể phốt

Trước đây, trong các ngôi nhà ở truyền thống, đều có giếng khơi, bể nước mưa... để phục vụ nhu cầu sống, sinh hoạt thường ngày của con người. Hiện nay, với các công trình nhà ở phố, biệt thự phố với diện tích mặt bằng đất xây dựng nhỏ hẹp, giải pháp kỹ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là việc xây dựng bể nước ngầm. 

 

Đáy của bể nước ngầm được cấu tạo bằng bê tông cốt thép mác 200 dày ít nhất là 100mm

+ Tường bể phải xây gạch đặc mác 75, vữa xi măng cát mác 50, trát trong bằng vữa xi măng cát vàng mác 75 ngày 25 trát làm hai lớp ( lớp đầu dày 15mm, lớp sau dày 10mm), đánh mày bằng xi măng nguyên chất.

+ Cấu tạo nắp bể nước ngầm thường được đúc bằng tấm đan bê tông cốt thép lắp ghép dày 50mm.

+ Lựa chọn loại gạch xây bể nước ngầm: Phải lựa chọn gạch đặc mác 75. Vữa xi măng trộn mác 50- 75. Gạch cần được ngâm nước kĩ trước khi xây dựng để đảm bảo độ thấm nước và giãn nở. Mạch cần được no vữa, xây theo kiểu chữ công.

+ bể cần phải được láng dốc về phía rốn bể có kích thước tối thiểu 250x250

+ Nắp bể nước ngầm cần được thiết kế với kích thước phù hợp để có thể lên xuống dễ dàng và đảm bảo tính an toàn cho bể nước bên dưới.

 

 d. Lấp đất móng, lu đầm chặt nền móng

 

    Đầm nền nhà là thao tác làm chặt đất trên bề mặt để tạo độ nén, đồng thời đảm bảo độ vững chắc cho nền nhà. Tùy thuộc vào vật liệu tạo lên nền móng để ta có phương pháp đầm phù hợp. Thông thường các vật liệu đắp nền sử dụng phổ biến hiện nay là đất, đất sét, cát hoặc một số loại bê tông nhẹ…

   Ngoài ra, quá trình đầm nền cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Đúng thời gian thi công để đảm bảo vững chắc cho toàn bộ công trình. Điều này sẽ đảm bảo loại bỏ những hiện tượng nghiêng, nền nhà bị lún hoặc vỡ sau này. Đối với quá trình thi công những công trình nhà ở, biệt thự thì việc đầm nền càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

 

- Việc đầm nhà đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng trong thi công móng:

+ Công trình không bị sụt lún: thông thường thì đây là hiện tượng rất phổ biến với các công trình cao tầng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do trọng tải quá lớn tác động lên nền móng. Khi công trình đã bị nghiêng thì nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ kết cấu ngôi nhà cũng như đồ đạc nội thất bên trong

+ Tránh đắp lại mặt nền: Khi thực hiện đắp lại bề mặt nền nhà bị vỡ, sụt lún thì bạn cần chú ý không sử dụng các loại đất sét, đất xốp


+ Tiến hành đầm nền bằng máy đầm loại sử dụng động năng của vật rơi để tác động trực tiếp nên mặt nền, hay có tên gọi là đầm xung lực. Thời gian tác động trực tiếp lên nền ngắn nhưng vẫn ảnh hưởng tới kết cấu đất nền. Phương pháp này có thể thực hiện thủ công hoặc cơ giới bằng máy móc. 

Các bài viết liên quan
Thủ tục A-Z khi xin cấp giấy phép xây dựng [ Cập nhật mới nhất năm 2024]

Việc xin giấy phép xây dựng là một bước không thể bỏ qua và đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Tuy nhiên, để thành công trong việc này...

Ý tưởng thiết kế không gian xanh dành riêng cho nhà phố

Ngôi nhà ẩn mình trong không gian xanh- sự hòa quyện hoàn hảo giữa thiên nhiên và phố đô...

Tân trang không gian sống, đón xuân về với dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp

Mùa xuân đang đến gần, khi mọi thứ trở nên mới mẻ và tràn ngập năng lượng tích cực, là thời điểm lý tưởng để tân trang lại không gian sống của bạn. Với sứ mệnh ...

Xây dựng Hải Thành và xây dựng GM hợp tác xây dựng trụ sở Vinaship

Hội nhập toàn cầu đang thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và công ty Vinaship - một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển và logistic...

Thi công lưới mắt cáo cho công trình nhà phố tại Hải Phòng

Lưới mắt cáo chống nứt tường đang trở thành một giải pháp được ưa chuộng trong việc xây dựng và sửa chữa các công trình, nhờ khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tì...