Banner
Thiết kế và thi công dân dụng

NHỮNG CÔNG ĐOẠN HOÀN THÀNH CỦA CÔNG TRÌNH NHÀ Ở

 

Những công đoạn trong hoàn thiện nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định vẻ đẹp và tính thẩm mỹ của căn nhà. 

Thông thường, chủ nhà sẽ thuê đội thợ riêng hoàn thiện từng công đoạn để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi các đội thợ làm việc với nhau không hiểu ý ảnh hưởng đến tiến độ công trình, các khâu xây dựng bị sai sót dẫn đến tốn kém, chi phí phát sinh. Với Hải Thành, đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm cao, trách nhiệm trong công việc, các công việc cũng được bố trí tuần tự, thống nhất. Vì vậy chúng tôi sẽ hoàn thiện những công đoạn cuối cùng cho căn nhà bạn trở nên thẩm mỹ hơn. Dưới đây là những công đoạn hoàn thiện được thực hiện bởi chúng tôi, hãy cùng theo dõi nhé!

 

1. Cán nền: 

Là công đoạn trải một lớp vừa lên nền gạch hoặc bê tông của công trình, kỹ thuật này  phức tạp cần người thợ tỉ mỉ, kinh nghiệm đem lại tính thẩm mỹ cho công trình. Một số lưu ý trước khi tiến hành cán nền: 

  • Loại bỏ chất bẩn trên bề mặt trước khi cán, giúp tăng độ liên kết của lớp vữa với lớp nền bên dưới.
  • Chia nền thành từng ô trước khi cán, đo độ cao cần cán không để chênh nền tạo mặt phẳng cần có trên thiết kế.

Quy trình cán nền được công nhân Hải Thành thực hiện như sau:

a.Chuẩn bị: 

  • Người thi công cần chuẩn bị thông tin cơ bản như: kích cỡ, vị trí, kỹ thuật cán của công trình
  • Mặt nền phải được vệ sinh sạch sẽ, những dụng cụ không liên quan cần được dọn sạch
  • Tưới ẩm lên mặt sàn trước khi cán tạo độ bám cho vữa và lớp nền mịn cho sàn
  • Thực hiện đầy đủ các khâu chống ẩm và chống thấm

 

b. Tiến hành cán nền: 

  • Trải hỗn hợp vữa ra sàn, sử dụng thước nhôm dài 3m gạt đều bề mặt theo những vị trí đã được đánh dấu từ trước.
  • Trong trường hợp bề mặt có những phần lõm chưa được cán đều, sử dụng thêm vữa bù vào và xoa đều bề mặt bằng bàn xoa đạt độ phẳng cho nền nhà.

 

c. Một số lỗi thường gặp của công đoạn cán nền: 

  • Mặt nền bị lệch, không bằng phẳng 
  • Mặt nền bị sần sùi kém thẩm mỹ
  • Nền khô, nền xuất hiện vết nứt
  • Không có sự liên kết, mặt rỗ, sạn cát hạt lớn

 2. Lát nền: 

a. Lát gạch:

  • Lát gạch nền nhà yêu cầu cao ở độ bóng, độ sáng bóng, độ bền của nền nhà phụ thuộc vào cách thi công của thợ.
  • Trước khi tiến hành lát nền các công nhân tuân thủ theo quy định hiện hành về an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ
  • Môi trường làm việc thông thoáng, có biện pháp phòng chống nhiễm độc do hơi của vật liệu lát, vật liệu gắn kết. 

  • Một số lưu ý khi thi công lát gạch nền: 

+ Kiểm tra gạch, đá lát nhà để loại ra gạch không đúng tiêu chuẩn, gạch vỡ và nứt

+ Kiểm tra nền đã đầm trước khi lát, yêu cầu nền bằng phẳng không bị lún trong quá trình đi lại

+ Định vị mặt sàn cần cát đúng vị trí và đúng với bản thiết kế để không ảnh hưởng đến các hạng mục khác của công trình

+ Sử dụng cát đen theo đúng quy chuẩn để trộn vữa, loại vữa sử dụng không quá nát hoặc quá khô. Bởi vữa nát sẽ khiến nền bị co ngót, còn quá khô khiến nền bị bong tróc, không có độ liên kết.


 

  • Quy trình thi công lát nền gạch: 

 

+ Sử dụng dây để căng đường thẳng, tiến hành lát gạch theo hướng từ trái qua phải, từ trong ra ngoài.

+ Rải đều lớp xi măng ra sàn nơi vị trí cần lát theo một khoảng nhất định.

+ Đặt gạch theo đúng chiều vân (ở mặt dưới của gạch) lên trên lớp vữa lót

+ Sử dụng búa cao su để gõ nhẹ xuống bề mặt, cho gạch được chắc chắn.

+ Sau khi lát gạch nền khoảng từ 3-4 tiếng, tiến hành vít các mao mạch gạch bằng xi măng trắng.

+ Sau 24 – 36 tiếng khi vữa, xi măng trắng đã khô tiến hành lau sạch nền nhà. Chỗ nào còn vữa dùng vải hoặc dẻ để lau. Cuối cùng, xả nước vào nền nhà để nền nhà đẹp hơn, sáng bóng hơn.


b. Lát nền gỗ:

 

  • Chuẩn bị lớp nền: lớp nền phải được chuẩn bị theo đúng thiết kế, cố định các chi tiết bằng vít hoặc chôn sẵn trên sàn lên sàn khi tấm sàn gỗ được gắn kết trực tiếp lên gối đỡ hoặc con kê.
  • Bề mặt lớp nền khô ráo, không ngấm nước.

 

  • Công tác chuẩn bị:
  • Chuẩn bị tấm sàn gỗ đúng chủng loại, kích thước, màu sắc và độ ẩm theo thiết kế
  • Tấm sàn gỗ được nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn 
  • Vật liệu gắn kết đảm bảo chất lượng thiết kế, với sàn gỗ tự nhiên vật liệu gắn kết có thể là đinh hoặc vít.
  • Chuẩn bị các dụng cụ cho công tác lát như: búa, khoan, thước rút, đục, cưa, chổi, dẻ lau…

  • Tiến hành lát nền gỗ:
  • Định vị bằng bút lên các vị trí đặt con kê hoặc đinh vít trước khi lát tấm sàn gỗ. Khoảng cách giữa các con kê và đinh vít phụ thuộc vào kích thước của tấm sàn gỗ. Trước khi gắn kết tấm sàn gỗ với lớp nền phải tiến hành ghép mộng với tấm liền kề và phải đảm bảo kín các mạch gỗ, sau đó gắn kết tấm sàn với lớp nền bằng đinh hoặc bắt vít.
  • Đối với sàn gỗ nhân tạo thì các vật liệu như đinh vít hay keo dán được cung cấp bởi nhà sản xuất, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo các yêu cầu của nhà sản xuất về lát sàn gỗ. 

c. Bảo quản mặt lát 

  • Trong trường hợp sàn gỗ chưa được hoàn thiện bề mặt thì sau khi ghép xong sàn mặt gỗ phải được bào phẳng sau đó sử dụng giấy nháp đánh mịn, phủ lớp xi bóng hoặc sơn cho bề mặt được thẩm mỹ và bảo quản gỗ.

3. Chống thấm: 

Đối với việc cán nền, tính chống thấm cực kỳ quan trọng, nhất là nền các công trình nhà ở, phòng tắm, tầng thượng. Bởi vữa không có yếu tố chống thấm sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Nguyên nhân thấm dột là do các vật liệu xây dựng (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường trong quá trình thi công, sử dụng. Từ những lỗ nhỏ ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể bị thấm dột nhiều dẫn đến nguy cơ trầm trọng.

Các công trình của Hải Thành tất cả đều được sử dụng các vật liệu chống thấm khi thi công sàn và tường, bởi các vật liệu chống thấm sẽ tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo an toàn công trình trong quá trình sử dụng.

 

Các bài viết liên quan
Nhà mái Thái là gì? Cách thi công mái Thái chuẩn kỹ thuật 

Mái thái là gì, ưu nhược điểm của kiểu nhà mái thái ra sao. Đây là những câu hỏi được rất nhiều người hỏi và băn khoăn mỗi khi nhắc đến...

Cách tính chi phí xây nhà một trệt một lầu một sân thượng mới 2024

Xây dựng một căn nhà mới không chỉ là một dự án lớn mà còn là một quyết định quan trọng đối với gia đình. Một trong những yếu tố chính khi quyết định xây nhà mớ...

Thủ tục A-Z khi xin cấp giấy phép xây dựng [ Cập nhật mới nhất năm 2024]

Việc xin giấy phép xây dựng là một bước không thể bỏ qua và đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng một công trình. Tuy nhiên, để thành công trong việc này...

Ý tưởng thiết kế không gian xanh dành riêng cho nhà phố

Ngôi nhà ẩn mình trong không gian xanh- sự hòa quyện hoàn hảo giữa thiên nhiên và phố đô...

Tân trang không gian sống, đón xuân về với dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp

Mùa xuân đang đến gần, khi mọi thứ trở nên mới mẻ và tràn ngập năng lượng tích cực, là thời điểm lý tưởng để tân trang lại không gian sống của bạn. Với sứ mệnh ...