Banner

LẮP ĐẶT HỘP TBOX VÀ CÁP DỰ ỨNG LỰC CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở.

Hiện nay trong ngành xây dựng, ngoài công nghệ sàn BTCT thường còn có nhiều loại sàn khác nhau với công nghệ mới ưu điểm vượt trội. Hải Thành chúng tôi đã áp dụng sàn TBOX và sàn cáp DUL vào các công trình nhà xưởng, nhà ở. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 loại sàn này và quy trình lắp đặt của chúng nhé:

1. Sàn hộp TBOX:

a. Ưu điểm:

  • Sàn phẳng không dầm: Có hệ thống trần thẩm mỹ, nâng chiều cao thông thủy hay nói cách khác tiết kiệm chiều cao công trình. Với cùng 1 chiều cao thiết kế, số tầng sử dụng của công trình được tăng lên. ngoài ra sàn còn mang lại hiệu quả về mặt phong thủy, tránh được dầm ở trên trần nhà, đặc biệt với các công trình căn hộ, nhà ở.

 

 

  • Nhẹ và giảm chi phí: do sử dụng hộp nhựa để tạo rỗng trong sàn bê tông cốt thép nên có trọng lượng nhẹ. Với sàn đặc có cùng chiều dày và trọng lượng sàn được giảm từ 20% - 30% trọng lượng. Từ đó giảm khối lượng thép từ 20% - 40% so với sàn dầm truyền thống, giảm lượng cốp pha và giảm được chi phí tương ứng.

 

  • Khả năng vượt nhịp lớn: sàn có trọng lượng nhẹ nên có  thể vượt nhịp từ 8-22m> Do vượt nhịp lớn, nên công trình giảm được số lượng cột, không gian thông thoáng, linh hoạt bố trí công năng sử dụng.

 

  • Cách âm, cách nhiệt: do sàn dày hơn sàn dầm truyền thống từ 10-12cm và có lỗ rỗng đóng vai trò làm đệm không khí tiêu âm nên cách âm cách nhiệt tốt. Công trình sử dụng sàn TBOX ít hao phí năng lượng, tiết kiệm điện năng và không phải xử lý chống nóng và chống ồn.

 

 

  • Thi công nhanh: sàn TBOX giúp giảm khối lượng các công tác nên thi công nhanh hơn sàn dầm thông thường từ 5-7 ngày/1 sàn. Hộp có cấu tạo xếp chồng nên thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu kho bãi và cẩu lắp lên sàn để  thi công 

 

  • Linh hoạt công năng: do vượt nhịp  lớn nên dễ dàng sắp xếp công năng theo ý muốn. Ngoài ra sàn có độ dày và độ cứng lớn nên có thể xây tường bất kỳ vị trí nào trên sàn.

 

  • Hoàn thiện trong công tác hoàn thiện: sàn phẳng TBOX sàn không dầm nên việc trát, sơn bả sẽ ít hơn. Với việc giảm chiều cao tầng giúp chủ đầu tư giảm chi phí hoàn thiện mặt ngoài công trình

 

  • Thuận tiện đi đường ống cơ điện: đường ống kỹ thuật cơ điện như: điện, nước, phòng cháy, điều hòa đi ngay dưới sàn phẳng không phải vòng qua dầm nên giảm các điểm gãy khúc, mối nối, tiết kiệm đường ống kỹ thuật nên giảm chi phí thi công phần cơ điện cho công trình.

 

b. Quy trình thi công sàn phẳng không dầm TBOX 

Phương pháp thi công sàn phẳng không dầm trong khi xây nhà công nghệ mới tiện lợi hơn rất nhiều so với sàn dầm truyền thống. Quy trình thi công sàn không dầm được tiến hành qua 6 bước chi tiết dưới đây:

 

 

 

Bước 1: Bước đầu tiên trong quá trình thi công là cách bố trí sắt sàn không dầm, thi công coppha sàn, lắp đặt con kê, lắp đặt lưới thép hàn lớp dưới và các chi tiết kỹ thuật khác.

Bước 2: Lắp đặt các hộp TBOX vào vị trí cần đổ bê tông sàn.

Bước 3: Bố trí thép gia cường cho sàn không dầm

Bước 4: Thi công phần lưới thép hàn lớp trên và các chi tiết kỹ thuật khác.

Bước 5: Đổ bê tông sàn lớp 1, lớp sàn bê tông này vượt qua chân đế từ 2-3 centimet

Bước 6: Đổ bê tông sàn lớp 2 khi lớp sàn đầu tiên bắt đầu se nhẹ, sau đó bảo dưỡng và tháo coppha sàn.

 

2.Sàn cáp dự ứng lực: 

Ngoài sàn hộp Tbox thì sàn cáp dự ứng lực cũng được áp dụng rộng rãi cho các công trình bởi tính năng và công dụng của nó mang lại: 

 

a.Ưu điểm của sàn cáp dự ứng lực:

  • Ứng dụng công nghệ phổ biến:

Với công trình có diện tích lớn như khách sạn thì việc thi công sàn dự ứng lực là hợp lý bởi loại sàn cáp này phổ biến với những công trình, nhà cao tầng có quy mô lớn.

  • Tiết kiệm thời gian:

Do việc thi công sàn này cần ít bê tông hơn sàn truyền thống nên thời gian tháo dỡ cốp pha nhanh hơn thuật tiền cho các bước thi công tiếp theo và tiến độ công trình.

  • Chi phí rẻ và tiết kiệm nguyên liệu:

Trên thực tế sàn cáp dự ứng lực sử dụng ít bê tông và cốp pha hơn, tiết kiệm thời gian nhân công từ đó tiết kiệm được cả chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công.

  • Độ cứng khung sàn cao hơn bê tông truyền thống

- Thi công sàn dự ứng thực sự dụng ít lượng cốt thép thường sử dụng bê tông cường độ cao, neo, thép cường độ cao và nhiều vật liệu khác, do vậy về độ cứng thì sàn ứng lực cao hơn sàn bê tông truyền thống.

- Ngoài những ưu điểm trên, chúng ta cũng phải nhìn nhận vào thực tế, việc thi công sàn cáp yêu cầu đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật và chuyên môn cao.

b. Quy trình lắp đặt sàn cáp dự ứng lực

 

 

bước 1: Công tác chuẩn bị (vật tư, kho bãi, vp tạm) 

bước 2: Lắp đặt giàn giáo, ván khuôn sàn, thành, định vị đường cáp

bước 3: Lắp đặt cốt thép trên và dưới sàn

bước 4: nghiệm thu đổ bê tông

bước 5: Tháo hộc neo, đóng cáp, căng cáp

bước 6: Cắt cáp bịt đầu hộc, bơm vữa đường cáp

bước 7: nghiệm thu bàn giao

 

Các bài viết liên quan
HTBOX - Sàn phẳng không dầm của xây dựng Hải Thành

Hiện nay, sàn rỗng không dầm HTBOX đã trở thành một trong những loại sàn phẳng được ưa chuộng nhất, chỉ đứng sau sàn dầm truyền thống...

Cách trang trí nhà ở bằng cây xanh cực ấn tượng

Khi nghĩ về việc trang trí không gian sống của mình, có lẽ cây xanh không phải lựa chọn đầu tiên mà bạn nghĩ đến. Thông thường, chúng ta sẽ tập trung vào sơn mà...

5 tip cải tạo nội thất nhà ở siêu đơn giản đón Tết

Bạn mong muốn cải tạo nội thất nhà ở sau một khoảng thời gian dài sử dụng mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải đối diện với quá nhiều sự ...

Dịch vụ thiết kế nội thất uy tín, chất lượng cao tại Hải Phòng

Dịch vụ thiết kế nội thất ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn với mong muốn tạo ra một không gian sống và làm việc lý tưởng...

Cập nhật bảng giá xây dựng trọn gói mới nhất 2024

Bạn đang quan tâm đến dịch vụ xây dựng trọn gói? Bạn không biết giá xây dựng trên thị trường là bao nhiêu? Làm sao để tìm được đơn vị thiết kế, thi công nhà uy ...